XKLĐ NGHỀ XÂY DỰNG – LIỆU CÓ THỰC SỰ “GIAN NAN” NHƯ CHÚNG TA NGHĨ?!

Xuất khẩu lao động Nhật Bản là xu hướng tìm việc làm được nhiều người lao động Việt Nam quan tâm hiện nay, trong đó một trong những ngành nghề được quan tâm nhất chính là xây dựng.

Nhắc đến xây dựng không phải ai cũng có cái nhìn thiện cảm vì theo quan niệm của phần đông người lao động, xây dựng là ngành nghề vất vả, lương thấp, ít việc làm thêm,… Nhưng thực tế nếu tìm hiểu rõ hơn những thông tin về ngành này, bạn sẽ thấy xây dựng sẽ cho bạn những cơ hội vô cùng tốt.

– Về ngành nghề: XKLĐ Nhật Bản ngành xây dựng gồm nhiều ngành nghề như: giàn giáo, cốt pha, nội thất, đào xúc ủi, buộc sắt, sơn xây dựng, …

Ngành xây dựng Nhật Bản với lượng công việc rất đa dạng. Theo thống kê có tới gần 65% đơn hàng trong lĩnh vực liên quan xây dựng làm việc ở ngoài công xưởng như: lắp Cốp pha Panen, đào đường ống, buộc sắt thép hay đó là điều khiển máy và các thiết bị xây dựng. Một số công việc làm trong nhà được biết tới bao gồm : đi đường điện nước, bả sơn, thi công nội thất,…Dưới đây là một số những ưu và nhược điểm của XKLĐ Nhật Bản ngành xây dựng.

 Ưu điểm :

– Số lượng tuyển dụng nhiều được tổ chức thi tuyển thường xuyên, tỷ lệ đỗ đơn xây dựng Nhật Bản cao hơn so với các đơn hàng khác.

– Hầu hết nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm và đòi hỏi bằng cấp cao

– Chi phí đi Nhật đơn xây dựng thấp, vì vậy người lao động có nhiều cơ hội tham gia đăng ký đơn hàng. Thông thường phí xuất cảnh đối với ngành xây dựng bằng 2/3 phí các ngành khác như chế biến thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử,…

– Công nhân xây dựng đi làm việc tại Nhật theo diện thực tập sinh kỹ năng có công việc ổn định hàng tháng, rất hiếm khi gặp trường hợp hủy hợp đồng sau khi đã thi và trúng tuyển.

– Về mức lương: Nếu nói mức lương ngành xây dựng ở Nhật thấp là hoàn toàn sai thông tin. Mức lương  ngành xây dựng ở Nhật đối với thực tập sinh dao động trung bình từ 130.000 yên – 150.000 yên (tương đương với khoảng 28 triệu vnđ – 32 triệu vnđ) tùy theo khu vực. Đây là mức lương khá hấp dẫn mà một lao động phổ thông tại Việt Nam khó có thể đạt được.

– Về cơ hội: Có thể do định kiến về ngành xây dựng ở Việt Nam vất vả nên lao động khá dè dặt trong việc lựa chọn đơn xây dựng, cộng thêm nhu cầu về xây dựng bên Nhật nhiều nên lao động sẽ có nhiều cơ hội đỗ hơn khi tham gia đơn hàng.

Nhược điểm:

– Do tính chất công việc đặc trưng của đơn xây dựng nên ứng viên phù hợp được lựa chọn chủ yếu là lao động nam có sức khỏe tốt.

– Ngành xây dựng làm việc ngoài công xưởng chiếm đa số nên điều kiện làm việc có khác biệt và vất vả hơn việc làm trong nhà xưởng. Điều kiện làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết ( mưa, nắng, nóng, hoặc lạnh). Tùy thuộc vào từng đơn hàng mà công việc cũng có mức độ vất vả nặng nhọc khác nhau. Các bạn thực tập sinh nên chuẩn bị cho mình một tâm lý vững chắc từ trước, không nên đặt ra cho mình “cuộc sống màu hồng” khi đặt chân tới nước Nhật. Thực tế công việc nào cũng có 2 mặt của nó. Tuy vậy người lao động cũng nên phải lo lắng và băn khoăn mà đánh mất cơ hội đi xuất khẩu Nhật của mình. Như các bạn cũng thấy, công nhân làm việc ở đây được chú trọng tới an toàn lao động. Các loại bảo hộ lao động liên quan được cấp phát theo định kỳ.

Như vậy, nếu có ý định tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản bạn cũng nên cân nhắc ngành thực tập sinh về xây dựng, vì nếu bạn loại ngành nghề xây dựng ngay từ khi chọn đơn mà chưa biết rõ nội dung công việc cụ thể là gì, rất có thể bạn sẽ cảm thấy hối tiếc vì để lỡ những cơ hội tốt.

Xem thêm:
TTS về nước trước hạn có tham gia đơn hàng kỹ năng đặc định Nhật Bản không?
Visa đặc định loại 1 và những điều cần biết
Lợi ích visa kỹ năng đặc định

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *