Phong tục đón Tết của người Nhật có gì đặc biệt?

Khác với những quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đón Tết dương lịch. Mặc dù đón Tết dương lịch giống các nước Châu Âu, nhưng người Nhật Bản vẫn giữ được nét truyền thống trong phong tục đón Tết. Cùng Vinanippon tìm hiểu xem Tết Nhật Bản và Tết ở Việt Nam có gì khác nhau nhé!

Treo Shimenawa trước cửa

Ở Nhật Bản, treo Shimenawa trước cửa có ý nghĩa là đón tiếp các vị thần vào nhà dịp năm mới (trừ ma quỷ) và mong những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với gia đình. Mỗi gia đình lại có cách trang trí Shimenawa khác nhau. Nhưng chúng đều có màu sắc sặc sỡ và ấm cúng. Shinenawa tượng trưng cho cho những gì an lành, bình an, may mắn luôn hiện diện trong cuộc sống của mỗi gia đình.

Treo Shimenawa trước cửa ngày đầu năm mới để đón tiếp các vị thần vào nhà.

Đặt Wakazari trong bếp

Người Nhật Bản có phong tục đặt wakazari trong căn bếp của mình vào mỗi dịp Tết. Wakazari thay cho lời cảm ơn các thần thủy, thần hỏa đã giúp đỡ cuộc sống hàng ngày của họ. Ngoài đặt ở trong bếp, wakazari còn được đặt ở trước mui xe ô tô, xe đạp để mong gặp may mắn trong những chuyến đi của năm mới.

Đặt wakazari trong bếp để cảm ơn thần hỏa và thần thủy.

Cúng tổ tiên và các vị thần

Vào đêm Giao thừa, người Nhật Bản đặt bánh dày toshimochi cùng các nguyên liệu làm món ăn lên bàn thờ tổ tiên và thềm tokonoma để đón các vị thần năm mới. Người dân xứ sở hoa Anh đào tâm niệm rằng, nếu ăn những món ăn đã được dâng lên cho các vị thần thì sẽ thể hiện đường lòng thành của mình. Đồng thời việc làm này sẽ được các thần linh phù hộ. Khi ăn thì phải sử dụng đũa nhọn cả hai đầu dùng cho thần và người.

Cúng đêm giao thừa là tục lệ không thể thiếu trong thời khắc chuyển giao năm mới của người Nhật Bản

Ăn canh ozoni và bánh dày Toshidon vào sáng mùng 1 Tết

Món canh bánh dành ozoni là món ăn truyền thống không thể thiếu. Theo truyện cổ tích, ngày xưa có một vị thần tên Toshidon xuất hiện trong đêm giao thừa. Vị thần này đã ban tặng quà cho những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời cha mẹ. Người Nhật ăn canh ozoni và bánh dày Toshimochi vì họ tin rằng, lúa có hồn và bánh dày có vía. Ăn nó sẽ tăng thêm sức sống mãnh liệt cho con người. Đặc biệt, bánh dày là do Thần ban tặng nên sức sống càng mạnh mẽ hơn.

Bánh dày là do vị thần Toshimochi ban tặng. Nếu ăn bánh dày trong dịp Tết sẽ có sức sống mãnh liệt.

Lì xì đầu năm mới

Giống với Việt Nam, người Nhật Bản cũng có tập quán lì xì vào dịp Tết. Việc lì xì này có ý nghĩa tặng đối phương sự may mắn, thịnh vượng và an khang trong năm mới.

Lì xì để mang tặng đối phương sự may mắn, thịnh vượng.

Tổ chức các trò chơi dân gian

Người Nhật quan niệm rằng, sau khi đón tiếp các vị thần thì phải làm cho họ vui vẻ và thoải mái. Vì thế đây là nguồn gốc hình thành của những trò chơi trong năm mới. Trong dịp Tết, người Nhật thường chơi các trò như thả diều takoage, chơi quay komamawashi, đánh cầu lông hanetsuki,… Và trò đặc sắc nhất là trò đánh cầu lông hanetsuki. Trò này được sử dụng bởi cầu đá cắm lông và vợt gỗ hagoita. Họ cho rằng, đánh cầu được bao nhiêu lần thì tránh được bấy nhiêu lần điều xấu. Ngoài ra, người Nhật còn tặng vợt hagoita cho con gái đón Tết để mong muốn cuộc sống an khang. Vì thế, trò chơi này không quan trọng việc thắng thua mà chỉ để tránh những điều xui rủi.

Ngoài ra, việc thả diều ở trên cao là để giao tiếp với các vị thần. Họ mong muốn các vị thần phù hộ cho con trai họ khỏe mạnh. Mỗi chiếc diều sẽ phản ánh điều này qua các hình vẽ như: Mặt nạ quỷ hanny để tránh chuyện rủi ro; Búp bê lật đật daruma phù hộ sự may mắn, hạnh phúc; tranh võ sĩ mushae để mong muốn sự uy tí và có địa vị trong xã hội;…

Thả diều là để giao tiếp với thần linh bên trên.

Đi chùa cầu may vào đầu năm mới

Người Nhật cũng có phong tục đi chùa cầu may vào đầu năm mới. Người ta đến chùa để cầu mong thần phật phù hộ cho năm mới bình an vô sự. Trước khi ra về, họ rút thêm quẻ để nghe lời gửi gắm của thần phật. Kể cả có rút được quẻ hung thì trong đó cũng có lời khuyên hay bài học. Nếu như rút được quẻ lành thì mang về, còn quẻ hung buộc lên cành cây. Đây như một lời hứa với các vị thần phật sẽ cố hết sức mình để làm theo lời dạy bảo của thần phật. Ngoài ra, người Nhật còn có phong tục treo hình lật đật daruma để phù hộ cho việc kinh doanh của họ thêm phát đạt. Còn treo chữ khai bút đầu năm kakizome để mong việc học hành thuận lợi hơn, viết chữ đẹp hơn.

Người Nhật đi chùa cầu may mắn vào dịp đầu năm.

Hi vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã hiểu được thêm về văn hóa, phong tục của Nhật Bản. Chúc các bạn có một năm mới hạnh phúc, bình an và nhiều may mắn.