Phân biệt visa đặc định với visa thực tập sinh

visa-ky-nang-dac-dinh-nhat-ban-vinanippon

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng, ngày 8/12/2018, Chính phủ Nhật đã chính thức thông qua 2 tư cách lao động dành riêng cho chương trình TTS Nhật Bản và bắt đầu có hiêụ lực vào tháng 4/2019 visa mới có tên gọi là visa kỹ năng đặc định (特定機能).

visa-ky-nang-dac-dinh-nhat-ban-vinanippon
Visa đặc định

Với sự ra đời của loại visa kỹ năng đặc định (特定技能) mới này, thì lao động nước ngoài sẽ chính thức được phép làm việc trong các ngành mà từ trước tới nay vốn không cho phép (hoặc cho phép rất giới hạn) việc tiếp nhận lao động nước ngoài như: xây dựng, đóng tàu, lau dọn vệ sinh…

Những điểm nổi bật của chương trình visa đặc định

  1. Thời gian làm việc lên đến 5 năm.
  2. Lương cao hơn Thực tập sinh kỹ năng và tương đương với người Nhật ở cùng một trình độ trong ngành nghề đó.
  3. Được hỗ trợ trong sinh hoạt, tiếng Nhật (từ tổ chức được chỉ định).
  4. Có thể thay đổi công ty làm việc nếu có lý do chính đáng.
  5. Không được phép đưa gia đình sang Nhật.
  6. Đặc biệt, sau 5 năm nếu thi đậu kỳ thi bắt buộc sẽ được tham gia chương trình Kỹ năng đặc định số 2, khi đó được phép gia hạn visa và đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản.

Sự khác biệt giữa visa đặc định và visa thực tập sinh

Về cơ bản thì cả 2 chương trình đều là hoạt động đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ… sau đó quay trở về làm việc và đóng góp cho Việt Nam.

THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG

KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH

TƯ CÁCH LƯU TRÚ

Người lao động sang Nhật với tư cách Thực tập sinh kỹ năng đi học tập, nâng cao tay nghề, kỹ thuật trong các nhà máy tại Nhật và trở về đóng góp, phát triển cho nước nhà.Người lao động sang Nhật với tư cách đi lao động có thời hạn, làm việc trong các nhà máy, công ty tại Nhật.

THỜI GIAN LÀM VIỆC

1 – 3 năm5 năm

ĐỐI TƯỢNG

Tốt nghiệp THPT trở lênThực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 01 – 03 năm trở về nước. Ứng viên chưa từng sang Nhật nhưng có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực tuyển dụng và ngoại ngữ (tiếng Nhật) nhất định

YÊU CẦU

Không yêu cầu kinh nghiệm và tiếng Nhật trước khi tham gia chương trình.Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ tiếng Nhật cao hơn chương trình Thực tập sinh kỹ năng. Đạt kỳ thi đánh giá kỹ năng và năng lực tiếng Nhật theo từng lĩnh vực tiếp nhận. Thường tối tiểu từ N4.

NGÀNH NGHỀ TIẾP NHẬN

77 ngành nghề theo quy định của OTIT14 ngành nghề cụ thể:

·         Xây dựng;

·         Điều dưỡng;

·         Đóng tàu;

·         Làm sạch tòa nhà;

·         Bảo dưỡng xe ô tô;

·         Nông nghiệp;

·         Hàng không;

·         Ngư nghiệp;

·         Khách sạn;

·         Nhà hàng;

·         Chế biến thực phẩm;

·         Gia công chế tạo công nghiệp;

·         Sản xuất máy công nghiệp;

·         Các ngành liên quan điện – điện tử – viễn thông.

MỨC LƯƠNG

25 ~ 32 triệu / tháng

·         Chưa bao gồm tăng ca (nếu có)

·         Tùy theo tỷ giá Yên từng thời điểm khác nhau

Lương cao hơn Thực tập sinh kỹ năng và tương đương với người Nhật cùng một trình độ trong ngành nghề đó.

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

Không được thay đổi công ty làm việc trong suốt thời gian thực tập.Có thể thay đổi công ty nếu có lý do chính đáng.

CHẾ ĐỘ

Không được phép đưa gia đình sang Nhật trong thời gian thực tập.Không được phép đưa gia đình sang Nhật trong thời gian làm việc 05 năm.

CƠ HỘI LÀM VIỆC LÂU DÀI TẠI NHẬT

·         Chương trình thực tập 1 năm: chỉ được tham gia 1 lần.

·         Chương trình thực tập 3 năm: có thể được gia hạn thêm 2 năm nếu thi đậu kỳ thi tay nghề tại Nhật và có công ty tiếp nhận làm việc.

·         Sau 5 năm nếu thi đậu kỳ thi bắt buộc sẽ được tham gia chương trình Kỹ năng đặc định số 2, khi đó được phép gia hạn visa và đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản.

THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI

Chương trình đang có hiệu lực.Chương trình có hiệu lực từ tháng 4/2019. Chưa có quy định chính thức và từ đây đến 4/2019, yêu cầu về chương trình còn có thể sẽ có những thay đổi.

Hai loại visa mới này có rất nhiều điểm vừa giống, lại vừa khác với 2 loại visa dành cho tu nghiệp sinh và kỹ sư hiện hành, nên khá nhiều người tỏ ra khá bối rối. Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có những thông tin cần thiết cho visa đặc định mới này rồi chứ!

Xem thêm: Visa kỹ năng đặc định- Chính sách ưu đãi cho xuất khẩu lao động từ năm 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *