Du học Nhật Bản hiện đang nổi lên như một điểm đến du học mơ ước của nhiều bạn trẻ Việt Nam, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu được những thế mạnh giáo dục của cường quốc này?
Du học Nhật Bản, điểm đến du học nhiều thế mạnh
Nhật Bản, nơi tập trung những trường đại học hàng đầu thế giới
Nhật Bản sở hữu những trường đại học tốt nhất thế giới, với 16 trong số đó có mặt trong Top 500 những trường đại học tốt nhất thế giới – bảng xếp hạng các trường đại học năm 2018 theo http://www.shanghairanking.com/ARWU2018.html
Là một đất nước đề cao giáo dục, Nhật Bản chính là đất nước cho những sinh viên quốc tế đang tìm kiếm trải nghiệm sống nhiều thử thách và những khóa học hấp dẫn. Với ngày càng nhiều khóa học được dạy hoàn toàn hoặc phần lớn bằng tiếng Anh, Nhật Bản trở nên dễ tiếp cận hơn với những ai không nói được tiếng Nhật. Với những giá trị ngày càng tăng của các chương trình quốc tế, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để tìm thấy những chương trình học lý tưởng khi du học Nhật Bản.
Đa dạng hóa các chương trình quốc tế
Năm 2008, Nhật Bản công bố “Kế hoạch 300.000 sinh viên quốc tế”, một chiến dịch mang Nhật Bản đến gần hơn với sinh viên quốc tế, với kỳ vọng đón chào 300.000 sinh viên nước ngoài đến học tập và làm việc trước năm 2020.
Chính vì thế, bây giờ đang là thời điểm tốt nhất để du học Nhật Bản! Đất nước này đang cố gắng khiến việc học tập tại Nhật Bản trở nên dễ dàng hơn, đồng thời tiếp tục mở rộng và cải thiện các chương trình phục vụ trực tiếp đối tượng sinh viên nước ngoài. Về cơ bản, Nhật Bản muốn bạn đến đó học tập và sẽ tạo điều kiện để bạn hiện thực hóa ước mơ du học Nhật Bản của mình.
Mở rộng các cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Để thu hút thêm nhiều sinh viên nước ngoài, các doanh nghiệp Nhật Bản đang rộng tay chào đón các sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp. Các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất là kỹ thuật, CNTT, đầu tư ngân hàng và giáo dục. Đi đôi với định hướng thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản, khi theo học tại đây, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội sống và làm việc cho các công ty của Nhật ở trong hay ngoài nước.
Tháng 5/2015, chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch hỗ trợ việc làm cho sinh viên quốc tế bằng cách cung cấp cho các trường đại học những thông tin thực tập và tuyển dụng liên quan trực tiếp đến đối tượng nhân lực này. Nhìn chung, Nhật Bản cung cấp vô số cơ hội cho bạn trong việc tìm kiếm công việc tương lai sau khi hoàn thành chương trình du học Nhật bản của mình!
Hào phóng với các hỗ trợ tài chính
Chính phủ Nhật Bản quyết tâm hỗ trợ tối đa cho các nhân tài có nguyện vọng du học Nhật Bản bằng cách cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính dành riêng cho những sinh viên nước ngoài – thông qua học bổng và trợ cấp. Bên cạnh đó, các cơ quan chính phủ, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) và Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) cũng có nhiều học bổng và chương trình tài trợ tại các trường đại học trên khắp Nhật Bản.
Mang đến đời sống chất lượng cao
Nhật Bản là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới. Những điều luật nghiêm khắc về ma túy, rượu bia, sở hữu vũ khí, súng và phòng chống tội phạm tạo nên một môi trường an toàn cho mọi công dân cũng như sinh viên quốc tế.
Đi kèm với sự an toàn là những cảnh đẹp riêng có, biến đất nước Mặt trời mọc trở thành nơi tuyệt vời để học tập và khám phá. Những địa điểm quen thuộc với sinh viên gồm có Tokyo, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới; Kyoto, thành phố lãng mạn với những kiến trúc Nhật Bản độc đáo; và Công viên Quốc gia Shiritoko, nơi có những cảnh quan nguyên sơ đẹp đến mê hồn.
Dù bạn yêu thích thành thị hay nông thôn, Nhật Bản có vô vàn những trải nghiệm thú vị cho những ai đến đây du học. Đọc thêm: Có nên đi Du học Nhật Bản không?
Tìm hiểu các điểm đến khi du học Nhật bản
Mỗi quốc gia là một ấn tượng văn hóa khác biệt, không có đất nước nào giống đất nước nào. Thế nên, chắc chắn sẽ có những khác biệt độc đáo giữa các vùng lãnh thổ từ phong cách sống, đặc điểm địa hình, con người và văn hóa bản địa. Hãy cùng tìm hiểu xem việc “thường trú” ở một nơi hoàn toàn xa lạ như tại Nhật Bản sẽ ra sao nhé. Tất nhiên phần này cũng bao gồm những chỉ dẫn về vấn đề tham quan đi lại và các “trò vui” không thể bỏ lỡ khi du học Nhật Bản!
Thủ đô Tokyo – Lựa chọn hiển nhiên nhưng chưa chắc là số một
Sở hữu đến 30% các trường đại học top đầu của toàn nước Nhật , không ngạc nhiên khi Tokyo là thành phố đứng thứ hai toàn châu Á (thứ bảy trên toàn cầu) trong danh sách các thành phố mơ ước của du học sinh. Tại trung tâm chính trị, kinh tế, và thời trang của xứ xở mặt trời mọc, bạn sẽ tìm thấy trụ sở hơn 50 công ty hàng đầu thế giới. Cũng vì lẽ đó, so với các thành phố khác, Tokyo là nơi phần lớn các cơ hội xoay vần và tạo ra nhiều công việc cho cả người Nhật và người ngoại quốc, đặc biệt là trong ngành công nghiệp giải trí với hình ảnh các công ty tìm kiếm tài năng lùng sục người mẫu, diễn viên triển vọng trên các con phố.
Thế nhưng, có hai điểm hạn chế của thành phố này là sự cạnh tranh khốc liệt và mức sống thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới. Dù vậy, đừng quá lo lắng về cách tiết kiệm tiền ở Nhật, VINANIPPON đã chuẩn bị 8 gợi ý sống tiết kiệm kiểu du học sinh dành cho bạn.
Và nếu bạn vẫn muốn được đắm mình trong guồng quay bận rộn của Tokyo, dưới đây là một số trường đại học tiêu biểu:
- Đại học Tokyo: Là trường được xếp hạng cao nhất Nhật Bản và có nhiều chương trình học bằng tiếng Anh, phần lớn ở hệ sau đại học.
- Viện Công nghệ Tokyo nổi tiếng với chính sách miễn giảm học phí, học bổng cho ứng viên xuất sắc, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
- Keio University: Đại học tư thục đầu tiên và hiện đại bậc nhất ở Nhật.
Cố đô Kyoto – Cổ kính và thanh bình
Xét về diện tích và dân số, Kyoto tập trung đông người trẻ ở độ tuổi đại học. Nơi đây có trường đại học lớn và lâu đời nhất Nhật Bản, Đại học Kyoto, và đây cũng là ngôi trường luôn luôn song hành với Đại học Tokyo trong các xếp hạng trường Đại học hàng đầu tại Nhật.
Không giống bất kỳ thành phố nào khác ở Nhật, cuộc sống ở Kyoto mang vẻ đẹp trầm mặc và yên ắng, khác hẳn cuộc sống vội vã hối hả thường thấy nơi đô thị lớn. Đó cũng là lý do Kyoto không chỉ thu hút khách du lịch, mà du học sinh yêu văn hóa và ngôn ngữ Nhật cũng chọn nơi đây làm bến đậu. Nhắc đến chương trình học ở Kyoto, du học hè là loại hình được ưa chuộng nhất nhờ trải nghiệm khám phá các lễ hội mùa hè đặc sắc. Nhiều trường cũng tổ chức chương trình học bằng tiếng Anh cả hệ cử nhân và cao học để thu hút sinh viên quốc tế.
Ngoài ra, Kyoto còn sở hữu nhiều bảo tàng nghệ thuật từ thư pháp cổ đến truyện tranh Manga. Thêm một lý do để cân nhắc nếu bạn yêu cái đẹp và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật nhé!
VINANIPPON gợi ý một số trường ở Kyoto bên cạnh ngôi trường trứ danh mang tên thành phố là Đại học Ritsumeikan, Đại học Doshisha và Viện công nghệ Kyoto.
Osaka – Thân thiện và dễ mến
Osaka là thành phố được du học sinh săn đón thứ năm trong các nước châu Á, cũng là thành phố đông dân thứ ba ở Nhật. Người Osaka được biết đến bởi lòng hiếu khách và sự cởi mở. Nếu bạn coi trọng việc mở rộng mối quan hệ và kết bạn trong thời gian du học, một trong những thành phố tốt nhất để du học Nhật Bản là Osaka. Vùng đất này còn được biết đến như thiên đường ẩm thực, nổi tiếng với nhiều món ăn rẻ và ngon. Và người Osaka ngoài “đặc sản” mến khách được biết đến với một phong cách sống nghe rất “hấp dẫn” đó là “ăn thả phanh, nhậu tới bến”.
Thêm một điểm cộng cho Osaka: thành phố chính là cửa ngõ giao với Kyoto, Nara, và Kobe, rất thích hợp để bạn khám phá các khía cạnh khác nhau của văn hóa Nhật Bản.
Nếu muốn du học ở Osaka, bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu thông tin về các trường: Đại học Osaka, Đại học Kansai và Đại học Kindai.
Yokohama – Cảng phố hiện đại
Thành phố đông dân thứ hai ở Nhật Bản (khoảng 3,6 triệu người) lại nằm rất gần Tokyo với chỉ 30 phút đi tàu. Chi phí sinh hoạt thấp hơn 30% so với Tokyo, cộng thêm khoảng cách gần và không gian phố biển thoáng đãng khiến cuộc sống ở Yokohama thoải mái nhưng vẫn không thiếu sự tiện nghi của một đô thị.
Yokohama sở hữu nhiều thương cảng sầm uất, Khu phố Tàu lớn nhất Nhật Bản, và “Minatomirai”, các “bến cảng tương lai”, với kiến trúc hiện đại. Những lợi thế trên đã khiến Yokohama trở thành miền đất lý tưởng cho các kiến trúc sư, kỹ sư tàu thủy, và những người làm trong ngành xuất nhập khẩu. Nếu bạn yêu cuộc sống nơi này, hãy cân nhắc các khóa học tại đại học quốc gia Yokohama, đại học thành phố Yokohama, hay các trường lân cận cùng tỉnh như đại học Kanagawa, và đại học Tokai.
Fukuoka – Cửa ngõ châu Á
Fukuoka có vị trí địa lý khá đặc biệt, chỉ cách Busan, Hàn Quốc 4 tiếng đi phà. Có thể coi thành phố này như cửa ngõ của Nhật Bản đi ra châu Á, trung tâm giao thương giữa Nhật Bản và các quốc gia Châu Á còn lại. Fukuoka cũng là quê hương của nhiều nghệ sĩ âm nhạc bậc nhất Nhật Bản và là một trong 3 điểm tập trung nhiều công việc ngành Kỹ sư và công nghệ thông tin, bên cạnh Tokyo, Osaka.
Các trường đại học nổi tiếng ở Fukuoka có thể kể đến là Đại học Kyushu University, Viện công nghệ Kyushu (Kyutech) và Đại học nữ sinh Fukuoka. Tìm hiểu thêm: Yếu tố chọn trường đại học khi Du học Nhật Bản trường Nhật Ngữ
Một số lưu ý nộp hồ sơ vào Đại học khi du học Nhật Bản
Bạn là sinh viên quốc tế và muốn nộp đơn vào một trường đại học Nhật Bản nhưng chưa biết phải làm sao? Mục này sẽ giúp bạn cách chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản.
Quy trình nộp hồ sơ vào trường Đại học ở Nhật Bản sẽ diễn ra như thế này. Bước đầu tiên cũng như quan trọng nhất đó là tìm kiếm một chương trình mà bạn muốn học. Một khi đã có “quyết định cuối cùng”, hãy liên hệ với văn phòng quốc tế của trường để hoàn thành việc nộp đơn. Tùy từng trường đại học sẽ có những quy định nộp đơn khác khau, nhưng hãy nhớ nếu có thể thì bạn nên nộp đơn trực tiếp tới trường hoặc chương trình của mình và làm theo những chỉ dẫn mà Nhà trường cung cấp. Tuy nhiên đối với những bạn, các bậc phụ huynh có sự hiểu biết ít ỏi về Nhật Bản thì để thực hiện những điều trên là rất khó khăn, đôi khi gây ra cho bạn, các bậc phụ huynh các khoản chi phí không cần thiết để tìm hiểu và học hỏi. Nắm bắt được những khó khăn này, thấu hiểu được mong muốn cả các bạn, các bậc phụ huynh, VINANIPPON mong muốn được là cấu nối giúp các bạn, các bậc phụ huynh có được cái nhìn, hành động đúng đắn nhất để đạt được nguyện vọng của mình. Đọc thêm: Lộ trình du học Nhật Bản
Những câu hỏi bạn nên đặt cho Văn phòng quốc tế
– Tôi có đủ điều kiện cho chương trình này không?
– Tôi có thể nộp hồ sơ trực tuyến cho chương trình này được không? Nếu không, tôi sẽ gửi hồ sơ của mình đến đâu?
– Hồ sơ của tôi cần những tài liệu liên quan nào và tôi gửi chúng đến đâu?
– Thời hạn nộp đơn là khi nào?
Những giấy tờ cần chuẩn bị
– Một hộ chiếu còn hiệu lực
– Chứng minh khả năng tài chính ổn định trong trường hợp việc học của bạn kéo dài so với dự định
– Chứng minh ít nhất 12 năm học tại quê nhà hoặc chứng minh hoàn thành chương trình dự bị đại học đối với chương trình Đại học, hoặc bằng Cử nhân và tương đương đối với chương trình Cao học
Một số giấy tờ cần thiết khác
– Giấy tờ chứng nhận khả năng nói, đọc, viết tiếng Nhật (yêu cầu năng lực tiếng Nhật sẽ phụ thuộc vào chương trình mà bạn đăng ký, nhưng trước khi đến Nhật, bạn nên học một ít).
– Thư giới thiệu của Đại sứ quán Nhật ở Việt Nam
– Thư giới thiệu từ trường đại học ở Việt Nam nếu bạn dự định tham gia chương trình trao đổi hoặc một kỳ/năm ở Nhật.
– Ít nhất một thư giới thiệu từ giảng viên hoặc người hướng dẫn của bạn.
– Tài liệu chứng minh bạn đã đỗ Đại học.
Kỳ thi đầu vào
Những kỳ thi này được tổ chức hai lần một năm, thường vào tháng Sáu và tháng Mười Một. Mọi sinh viên Nhật đều phải tham gia kỳ thi này để vào đại học, nhưng kỳ thi của họ sẽ khó hơn rất nhiều so với kỳ thi của các sinh viên nước ngoài.
Hãy liên hệ với nhà trường để biết chắc rằng bạn có cần tham gia kỳ thi này không, nếu có thì khi nào và ở đâu. Thời gian nộp hồ sơ phụ thuộc vào từng trường đại học. Với kỳ nhập học mùa thu, thời gian nộp đơn của phần lớn các trường thường vào khoảng tháng Mười Hai đến tháng Tư. Bạn có thể liên hệ với văn phòng quốc tế của trường để biết chắc thời hạn nộp hồ sơ.
Học phí và sinh hoạt phí ở Nhật
Bạn đang có ý định đi du học Nhật Bản nhưng chưa hình dung được mức sinh hoạt phí thực tế ở đây như thế nào? Ý kiến của nhiều người cho rằng chi phí ở Nhật rất đắt đỏ đã khiến bạn cứ mãi “delay” hành trình đến xứ sở mặt trời mọc? Chuyên mục này sẽ giúp bạn giải tỏa phần nào nỗi bận tâm về chi phí du học Nhật Bản. Xem thêm: Chi phí du học Nhật Bản trường Nhật ngữ
Học phí – tùy vào loại hình trường và chương trình học
Học phí các trường đại học ở Nhật Bản không cao so với học phí các trường đại học ở Mỹ, ở Anh và phụ thuộc vào loại trường mà bạn định học cũng như chương trình mà bạn đăng ký.
Các khoản học phí của các trường đại học quốc lập thì không phân biệt theo chuyên ngành học mà được chính phủ Nhật Bản quy định bằng 60% mức học phí trung bình của các trường tư lập. Nhìn chung, mức học phí trung bình được phân loại như sau:
- Nhóm Đại học công và quốc gia: khoảng 540,000 Yên mỗi năm và phí nhập học 280,000 Yên cho cả bậc đại học và cao học.
- Nhóm Đại học tư thục: khoảng 875,000 Yên tới 3,700,000 Yên mỗi năm cùng với phí nhập học từ 235.000 Yên tới 1,300,000 Yên cho bậc đại học.
Có một chi tiết khá thú vị về học phí ở Nhật khác hơn so với các nước phương Tây, đó là sinh viên sẽ trả mức học phí thấp hơn ở bậc cao học, rơi vào khoảng 515,000 – 1,250,000 Yên và phí nhập học khoảng 190,000 – 225,000 Yên/năm.
Lựa chọn chỗ ở khi du học Nhật Bản
Không biết sẽ ở đâu khi du học Nhật Bản? Công cuộc tìm nơi cư trú đối với du học sinh tại Nhật khá là gian nan và cần cả may mắn, thế nên bạn hãy chủ động tìm nhà thật sớm, đặc biệt là nhờ đến sự trợ giúp của văn phòng sinh viên quốc tế của trường. Dưới đây là chi phí của một số lựa chọn nhà ở phổ biến cho sinh viên tại Nhật, với mỗi loại hình sẽ có những mức phí trung bình tương ứng.
Có rất nhiều lựa chọn về nơi ở ở Nhật Bản nhưng có thể không phải phương án nào cũng phù hợp với bạn. Trước khi tự mình tìm kiếm, hãy liên hệ với văn phòng sinh viên quốc tế của trường để hỏi xem loại nhà ở nào là tốt nhất cho bạn. Nhiều chương trình quốc tế sẽ cung cấp nơi ở với giá hợp lý cho sinh viên và thậm chí còn hỗ trợ tìm nhà nếu bạn cần. Các loại nhà ở:
– Ký túc xá
– Ở trọ
– Nhà riêng
– Nhà Gaijin
Ký túc xá
Các ký túc xá sinh viên được cung cấp bởi trường đại học, với những loại phòng cho phép ở ghép từ 2 đến 3 sinh viên, với một bếp và phòng tắm chung cho mỗi tầng. Ký túc xá là nơi tuyệt vời đế bắt đầu kết bạn bởi chỉ có sinh viên chung trường mới được sống ở đây. Một lợi thế rất lớn của ký túc xá đó là chúng thường nằm rất gần trường, vì vậy bạn có thể sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí đi lại (tùy thuộc vào quy mô của trường bạn).
Mặc dù ký túc xá cực kỳ phù hợp với nhiều sinh viên, nhưng đây cũng là mô hình nhà ở có nhiều nội quy đặc thù như việc áp dụng quy tắc giờ giới nghiêm. Hơn nữa, vì ký túc xá thường phục vụ cho sinh viên đại học nên đây có lẽ sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất nếu bạn định mang theo cả gia đình mình đến đây.
Về chi phí, đây có thể là lựa chọn phải chăng nhất vì bạn sẽ không phải mua đồ nội thất hay các vật dụng – các ký túc xá đều có sẵn những đồ nội thất cơ bản và đôi khi có kèm theo các bữa ăn trong ngày. Hãy liên hệ với trường của mình để tìm hiểu xem liệu bạn có được phép ở ký túc xá không.
Ở trọ
Một số chương trình học cụ thể sẽ tạo điều kiện cho sinh viên được sống chung với gia đình bản địa. Việc này sẽ giúp sinh viên học thêm ngôn ngữ và hòa nhập vào văn hóa Nhật Bản, thậm chí là có được “gia đình Nhật Bản” của riêng mình! Nếu chương trình của bạn có cung cấp cơ hội này, bạn thường sẽ trả thêm cho trường một khoảng tiền như với ký túc xá. Cũng như ký túc xá, homestay có thể cũng sẽ có những quy định riêng mà bạn phải tôn trọng vì “nhập gia tùy tục” mà! Ưu điểm tuyệt nhất của homestay đó là trải nghiệm này sẽ giúp bạn làm giàu vốn văn hóa của mình, vậy sao lại không thử?
Nhà riêng
Bạn sẽ luôn có thể tìm nhà riêng cho mình trong thời gian du học tại Nhật Bản, và phương án tự thuê nhà là khá phổ biến với những sinh viên lớn hơn và độc lập hơn. Đây cũng là lựa chọn phổ biến nhất cho sinh viên Nhật Bản (khoảng 70% sinh viên đều sống ngoài khuôn viên trường), nhưng để tìm được nhà ưng ý và hợp hầu bao, đôi khi bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian đấy!
Và dĩ nhiên, khi đó, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề tài chính của mình, bao gồm cả các vấn đề trang trí nội thất căn hộ. Ngoài ra, để thuê được nhà riêng, bạn sẽ cần một người bảo lãnh có quốc tịch Nhật Bản và đây sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc chi trả của bạn. Các trường đại học đôi khi sẽ cung cấp người bảo hộ cho sinh viên nhưng hãy hỏi lại văn phòng quốc tế ở trường cho chắc nhé!
Và nên nhớ, văn phòng sinh viên quốc tế của trường là nơi có thể cung cấp cho bạn những thông tin siêu hữu ích trong quá trình tìm thuê nhà riêng đấy!
Nhà Gaijin
Nếu bạn dự định chỉ du học Nhật Bản trong thời gian ngắn – từ vài tuần đến vài tháng – thì đây là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Những nhà này thường không đắt đỏ như căn hộ riêng (nhưng có thể chúng không hiện đại cho lắm). Đôi khi, nhà Gaijin cung cấp các căn hộ đơn hoặc phòng cho thuê với nhà bếp và phòng tắm chung.
Thêm một lần nữa, Vinanippon muốn nhắc lại một nơi mà bạn không nên bỏ qua nếu cần trợ giúp tìm nhà Gaijin, đó là văn phòng sinh viên quốc tế của trường.
4 mẹo tìm nơi ở
– Biết ngân sách của mình. Nhà ở đang ngày càng đắt đỏ, hãy chắc chắn bạn biết mình sẽ chi bao nhiêu mỗi tháng cho nhà ở và sinh hoạt
– Cẩn trọng với những khoản phát sinh. Nếu bạn thuê nhà riêng, bạn sẽ phải tự trả tiền thực phẩm, chi phí đi lại cùng với những chi phi khác.
– Tìm xung quanh. Tìm kiếm nơi ở là việc rất quan trọng, vì vậy đừng vội vàng mà hãy tìm xung quanh, xem xét những lựa chọn khác nhau để tìm cho mình nơi tốt và phù hợp nhất.
– Bắt đầu tìm kiếm thật sớm. Có thể sẽ rất căng thẳng khi tìm nhà với khoảng thời gian gấp gáp, vì thế, hãy đảm bảo bạn bắt đầu tìm kiếm càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là ngay khi bạn biết mình sẽ sống ở Nhật nhiều hơn một vài tháng.
Sinh hoạt phí – Ăn uống, đi lại và các khoản phí khác khi du học Nhật Bản
Nhìn chung, chi phí sinh hoạt tổng thể ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka sẽ dao động từ 70,000 – 90,000 Yên/tháng. Các thành phố khác sẽ có mức chi phí rẻ hơn khoảng 20- 30%.
Tổ chức thuộc chính phủ Nhật Bản JASSO (phụ trách về tất cả các dịch vụ cho sinh viên Nhật và quốc tể) công bố mức sinh hoạt phí trung bình hằng tháng tại các khu vực ở Nhật như sau: Kyushu: 82,000 Yên (khoảng 702 USD), Chugoku: 74,000 Yên (khoảng 634USD), Shikoku: 73,000 Yên (khoảng 627 USD), Kinki: 86,000 Yên (khoảng 737 USD), Chubu: 79,000 Yên (677 USD), Kanto: 94,000 Yên (khoảng 805 USD), Tohoku: 76,000 Yên (khoảng 652 USD) và Hokkaido: 81,000 Yên (khoảng 695 USD).
Dưới đây là một số bảng giá tham khảo về chi phí đi lại và ăn uống tại Nhật.
- Xe buýt: đồng giá từ bến đầu đến bến cuối, tầm 200 Yên/lượt. Với xe buýt tốc độ cao thì mức phí sẽ cao hơn, ví dụ đi từ Tokyo- Osaka(500 km) là 6000 Yên.
- Tàu JR: đi từ Yokohama đến ga Shizuoka (200 km) tốn tầm 3500 Yên. Nhưng nếu đi tàu siêu tốc Shinkansen, mức phí sẽ bội lên rất nhiều, chẳng hạn, bạn có thể phải chi tầm 20,000 Yên để đi từ Tokyo – Osaka trong khoảng 2 giờ rưỡi.
- Tàu điện ngầm: khoảng 500 Yên cho 30 phút đi tàu.
- Taxi (4 km) 1450 Yên (tiền đi taxi ban đầu sẽ là 600 – 700 Yên và cứ 300 – 400 m thì tăng lên 90 Yên. Buổi tối, tiền taxi sẽ tăng lên khoảng 20%.
- Tiết kiệm hơn nữa, bạn có thể dùng xe đạp để di chuyển với tầm giá 10,000 Yên/chiếc.
Về vấn đề thực phẩm, mức chi phí ăn uống hàng tháng rơi vào tầm 20,000 Yên, nhưng nếu tự nấu ăn thì bạn sẽ chỉ tốn khoảng 15,000 Yên/tháng.
Giá cả của một số loại nhu yếu phẩm phổ biến ở Nhật:
- Gạo (5 kg) JPY 1,983 (US$17)
- Bánh mỳ (1 kg) JPY 433 (US$4)
- Sữa (1000 ml) JPY 223 (US$2)
- Trứng (10 eggs) JPY 263 (US$2)
- Táo (1 kg) 456 JPY (4 USD)
- Bắp cải (1 kg) JPY 192 (US$2)
- Coca Cola (chai nhựa 500 ml) JPY 94 (1 đô la Mỹ)
- Bánh kẹp Hamburger JPY 174 (US$2)
- Xăng (1 liter) JPY 128 (US$1)
- Giấy vệ sinh (12 rolls) JPY 284 (US$2)
- Vé xem phim JPY 1,800 (US$15)
Lưu ý tỷ giá tham khảo: 1 Yên = 206 VND
Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là JPY. Có thể sử dụng thẻ tín dụng ở rất nhiều cửa hàng, nhưng tại Nhật Bản, việc chi trả bằng tiền mặt vẫn phổ biến nhất, séc ít được sử dụng trong các chi trả ngày thường tại Nhật Bản.
Hướng dẫn VISA/Thị thực
Vấn đề cư trú cũng là một trong những điều khá đau đầu đối với du học sinh. Quy trình này đòi hỏi bạn phải có đầy đủ giấy tờ yêu cầu, đôi khi khá rối rắm cho những người mới sang. Trong những tình huống xấu nhất, bạn có thể sẽ buộc phải rời khỏi Nhật Bản trước khi hoàn thành khóa học và điều này thật vô cùng đáng tiếc với tất cả những nỗ lực, đầu tư của bản thân. Thế nên, bạn cần quan tâm đặc biệt đến tiến trình xin visa và thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục liên quan để được cư trú hợp pháp.
Tại sao tôi cần visa?
- Mọi sinh viên quốc tế định du học tại Nhật hơn 90 ngày đều cần thị thực để được ở lại đây
- Các sinh viên quốc tế đến từ những quốc gia không có tên trong danh sách 67 quốc gia và khu vực được miễn trừ thị thực sẽ phải xin thị thực trước khi đến Nhật.
Làm thế nào để xin thị thực?
Có 2 cách để xin thị thực
1. Liên hệ Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Lãnh sự quán tại Việt Nam và điền vào đơn
2. Nộp đơn thông qua trường nhận bạn ở Nhật. Thông thường, trường của bạn sẽ giúp bạn xin visa. Hãy liên hệ với trường của mình để biết những yêu cầu cụ thể và hướng dẫn.
Tôi cần những gì để xin visa?
- Một hộ chiếu còn hiệu lực cho toàn bộ thời gian bạn ở Nhật
- Chứng minh khả năng tài chính cho toàn thời gian bạn ở Nhật
- Chứng thư Đủ điều kiện (Certification of Eligibility)
Chứng thư đủ điều kiện (Certification of Eligibility)
Chứng thư này được cấp cho sinh viên bởi Bộ Tư pháp Nhật Bản. Bạn có thể nhận được chứng thư này thông qua nhà trường, và đây là lý do tại sao bạn nên xin visa thông qua trường mà bạn đăng ký. Chứng thư này sẽ giúp cho việc xin thị thực dễ hơn nhiều.
Lệ phí visa là bao nhiêu?
Lệ phí thị thực phụ thuộc vào quốc tịch của bạn, nhưng nhiều quốc gia không phải trả bất kỳ phí thị thực nào cả!
Việc xin thị thực nên được thực hiện sau khi bạn đươc nhận vào một trường nào đó. Mặc dù thị thực Nhật Bản không phải là loại phức tạp nhất, nhưng việc có thị thực là rất quan trọng để được học tại đây. Thường xuyên nói chuyện, liên lạc với văn phòng quốc tế của trường để chắc chắn họ đang hỗ trợ bạn trong quá trình xin visa của mình. Họ có thể hướng dẫn bạn quy trình và lấy cho bạn Chứng thư Đủ điều kiện (Certification of Eligibility), nhưng hãy luôn nói chuyện với ai đó ở trường để chắc chắn.
Hãy bắt đầu xin thị thực ngay khi bạn nhận được thư mời nhập học bởi vì việc này sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng để hoàn thành. Đừng chờ nước đến chân mới nhảy!
Hành trang chuẩn bị trước khi sang Nhật
Bạn có nhớ phải mang gì trong hành lý hay chuẩn bị gì cho cuộc sống du học Nhật Bản trước mắt? Chuyên mục này sẽ giúp bạn lên danh sách và kế hoạch chi tiết để đảm bảo bạn sẽ không quên những gì thiết yếu cho hành trình du học Nhật Bản đầy trông gai trước mắt. Với mức hành lý giới hạn 30 – 40kg các bạn sẽ không thể mang quá nhiều đồ. Vì vậy, các bạn cũng nên cân nhắc những thứ nên và không nên mang theo. Tránh việc mang những thứ không cần thiết mà phải bỏ lại những thứ thiết yếu.
1. Mang gì sang Nhật trong lần đầu tiên?
- Giấy tờ cần thiết: Hộ chiếu và Vé máy bay (Đây là 2 thứ bắt buộc bạn phải có, đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi)
- Ảnh thẻ: Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không rẻ vì vậy bạn nên mang nhiều ảnh theo, đủ dùng trong vài năm. (Gồm ảnh: 3×4 và 4×6). Hoặc có thể lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.
2. Tiền.
Đây là hành trang thiết yếu nhất khi sang Nhật. Bạn nên đổi ra tiền Yên. Vì mang tiền đô qua cũng sẽ rắc rối. Đổi tiền Yên thì nên đổi cỡ 10.000 – 20.000 là tiền 1000 yên để khi mua sắm hay đi xe bus dễ xử lý hơn. Mang theo bao nhiêu tùy hoàn cảnh. Đối với những người đi theo dạng học bổng thì chắc qua vài ngày là có học bổng nên không cần mang theo nhiều tiền. Còn những người đi làm thì nên mang theo cỡ 1 tháng sinh hoạt (Khoảng 10.000 yên).
3. Quần Áo – Giày Dép.
Nhật Bản có 4 mùa, Xuân – Hạ – Thu – Đông rõ ràng.
- Mùa Xuân: từ khoảng tháng 3 – tháng 5.
- Mùa Hè: từ khoảng tháng 6 – tháng 8.
- Mùa Thu: từ khoảng tháng 9 – tháng 11.
- Mùa Đông: từ khoảng tháng 12 – tháng 2.
Vậy chuẩn bị quần áo sao cho hợp lý? Các bạn nên mang quần áo mùa thu, quần áo rét và một ít quần áo mùa hè (Vì Nhật Bản lạnh hơn miền Bắc Việt Nam). Các bạn nên mang 2 bộ vest màu đen (Một bộ vest mùa đông, một bộ vest mùa hè) để mặc trong các dịp lễ Tết, khai giảng, bế giảng năm học, đi xin việc… Về giày dép, ở Nhật Bản, người dân thường xuyên đi bộ và đi xe bus nên các bạn chú ý nên mang theo một đôi giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại.
4. Vật dụng cá nhân
Đa số người từ Việt Nam qua thường mang theo dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng và nhiều thứ chất lỏng khác. Việc này nhìn chung không có vấn đề gì, nhưng không nên mua nhiều vì sẽ làm nặng hành lý. Chỉ nên mua cho vừa đủ cho tháng đầu và sau đó có thể mua tại Nhật.
5. Máy tính và đồ điện tử
Nếu bạn muốn qua và dùng liền thì nên mang theo máy tính từ Việt Nam. Còn không thì có thể mua ở Nhật (sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn ở Việt Nam). Hơn nữa giá cả bên đó cũng không quá cao so với ở Việt Nam.
6. Thuốc uống
Khi mới sang Nhật Bản, do chưa quen đồ ăn (vì thường là hải sản) và thay đổi thời tiết nên một số người rất dễ bị dị ứng. Vì vậy, các bạn nên mang theo thuốc chống dị ứng, thuốc đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra cũng nên mang theo một số loại thuốc thông thường như thuốc cảm cúm, đau đầu, đau bụng… để dùng trong thời gian đầu.
7. Thức ăn
Mang theo một số thức ăn khô và đồ gia vị để dùng cho những ngày đầu khi chưa quen hay chưa đi mua sắm được tại Nhật.
8. Quà lưu niệm
Nếu được thì tìm mua một số postcard về Việt Nam, tranh Đông Hồ, đồ lưu niệm Việt Nam (móc chìa khóa,…), cờ VN, áo in hình cờ VN… để còn giới thiệu về văn hóa đất nước mình nữa nhé. Trên đây là một số kinh nghiệm được đúc rút lại để các bạn tham khảo thêm, tránh những tình huống bỡ ngỡ trước khi đến với một vùng đất mới.
Bạn cảm thấy khó khăn, phức tạp hay không biết làm thế nào để liên hệ với trực tiếp với nhà trường, giải quyết các vấn đề phát sinh hay vô vàn những khó khăn mà bạn gặp phải? Hãy để trung tâm tư vấn du học Nhật Bản VINANIPPON thực hiện điều đó thay bạn và nó hoàn toàn miễn phí trong suất quá trình trước và sau khi bạn du học Nhật Bản. Rất nhiều trụ sở của VINANIPPON được đặt ở 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản với hàng trăm nhân viên sẽ luôn luôn sát cánh cùng bạn trong suất quá trình học tập và làm việc với tôn chỉ “Uy tín tạo dựng niệm tin”. Hãy nhấc máy và liên lạc với chúng tôi để biết được chương trình du học Nhật Bản tốt nhất dành cho bạn: Điện thoại : 0243 563 7979 HOTLINE: 0975 082 982