Văn hóa Nhật Bản ngày nay có gì đặc biệt?

Văn hóa Nhật Bản đã trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, và có những đặc trưng rất riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Là sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống tạo nên sự khác biệt

Văn hóa Nhật Bản trải qua hàng ngàn năm nay đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán tốt đẹp trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống của người dân nước này.

Văn hóa Nhật Bản trong cách ứng xử

Người Nhật rất mến khách nhưng không quá vồ vập, tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ đúng nghi lễ. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán không thể khác đi của dân tộc.

nhung-quy-tac-khi-den-nhat-ban

Với người Nhật, họ đánh giá người khác đa phần thông qua thái độ. Xã hội Nhật Bản hiện đại có một nền tảng quan trọng là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy trong cuộc sống điều tối kị là làm ảnh hưởng và xâm phạm đời tư của người khác. Trong không gian riêng cá nhân, bạn có thể làm gì tùy ý nhưng ở nơi công cộng phải tôn trọng những quy tắc đã có. Một trong những quy tắc ứng xử khi đến Nhật đầu tiên cần phải học là giữ trật tự. Người Nhật rất ít khi tỏ thái độ nhưng nếu bạn gây ồn họ sẵn sàng nhắc nhở, thậm chí nổi nóng. Điều này được cho là xuất phát từ việc Nhật Bản đất chật người đông, việc va chạm hàng ngày khó tránh khỏi nên họ luôn luôn chú ý cách cư xử của bản thân để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh.

Văn hóa Nhật Bản trong cách ăn uống

Thưởng thức Trà đạo là một nét đẹp không thể không nhắc đến trong văn hoá Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Họ coi ly trà đạo như một ốc đảo trong tâm hồn, để phát hiện những giá trị tinh thần cần có của bản thân. Nhắc đến trà đạo là nhắc đến bốn chữ Hoà – Kính – Thanh – Tịch- đây cũng là giới hạn mỹ học cao nhất của Trà đạo Nhật Bản.

nhung-quy-tac-khi-den-nhat-ban

Cách ăn uống còn được thể hiện trong nghi lễ dùng bữa của người Nhật. Họ thường ăn cơm trắng với món ăn chứ không chan canh trực tiếp vào cơm. Nếu như ở Việt Nam, thường mời những người lớn tuổi trước khi ăn thì với người Nhật, họ cám ơn người làm ra những món ăn này trước khi dùng bữa bằng câu “Itadakimasu” và kết thúc bữa ăn bằng câu “Gochiso sama deshita”.

Văn hóa Nhật Bản trong trang phục

Y phục thời trang cũng là một nét đặc trưng văn hóa của người Nhật. Trang phục truyền thống của Nhật Bản là Kimono: một chiếc áo choàng với ống tay áo dài và rộng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc.

Kimono của nữ giới thường có các hoạt tiết hoa lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu đối với thiên nhiên của người Nhật Bản; thêm vào đó là kiểu búi tóc cầu kỳ, uốn lượn tạo nên nét thẩm mỹ vô cùng đoan trang và duyên dáng của người phụ nữ nhật Bản. Còn Kimono của nam giới thì có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Ngày nay, những trang phục truyền thống này thường chỉ được dùng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi hay các buổi lễ trà đạo.

Trong quá trình phát triển đất nước, văn hóa Nhật không hề bảo thủ đóng kín mà luôn tiếp nhận một cách hài hoà những cái mới của nhân loại, đồng thời vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc.

Văn hoá Nhật Bản là sự kết hợp cân đối giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá, cân nhắc những trào lưu đang thắng thế, những trào lưu có lợi cho sự phát triển đất nước để nghiên cứu, học hỏi và bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *