20 tuổi mắc bệnh trầm cảm: Tại sao bệnh trầm cảm xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ?

Khi cuộc sống ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, người trẻ tự tạo cho mình áp lực phải thành công sớm. Điều này khiến cho đời sống tinh thần của họ bị ảnh hưởng nhiều.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là bệnh lý thuộc nhóm bệnh tâm thần. Bệnh nay đang ngày càng trẻ hóa, thường gặp nhiều ở nữ giới. Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại hóa, trầm cảm đang có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa.

Bệnh trầm cảm có ở nhiều mức độ khác nhau. Khi bị mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Tâm trạng lúc nào cũng cảm thấy buồn bã, hay khóc (có những trường hợp không khóc)
  • Không có hứng thú, động lực với mọi việc trong cuộc sống, bao gồm những sở thích trước đây.
  • Khi bệnh trở nặng thì có các dấu hiệu như sau:
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Khẩu vị bị thay đổi.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Khó khăn khi phải tập trung giải quyết mọi việc, kể cả những việc đơn giản hàng ngày.
  • Dễ bị kích động, chuyển động chậm chạp.
  • Luôn mang trong mình cảm giác thất vọng, tội lỗi về bản thân.
  • Suy nghĩ nhiều về cái chết và muốn chết.
  • Tự tử.
Khi bị trầm cảm sẽ dẫn đến xu hướng buồn bã triền miên, thậm chí là muốn tự tử.

Tại sao bệnh trầm cảm xuất hiện ngày càng nhiều trong thời đại 4.0

Sự ra đời của Internet và các ứng dụng như Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter,… khiến cuộc sống của giới trẻ có nhiều thay đổi và đảo lộn. Tưởng chừng như những ứng dụng này mang đến cho người trẻ một địa điểm giải trí mới. Nhưng không phải vậy. Nhiều người trẻ có xu hướng cô độc, u buồn, lạc lõng sau mỗi lần lên mạng xã hội vì tiếp nhận được những thông tin tiêu cực. Theo nghiên cứu của Đại học Michigan vào năm 2015 đưa ra: Sự buồn chán, thất vọng ở người trẻ tỉ lệ thuận với thời gian của họ trên các trang mạng xã hội. Nghiên cứu này là minh chứng rõ nhất cho việc bệnh trầm cảm của người trẻ ngày càng gia tăng vì sử dụng internet thường xuyên.

Người trẻ thích “sống ảo” với những hình ảnh lung linh, được chỉnh sửa kỹ lưỡng đến mức “ảo ma cananda”. Hoặc khoe cuộc sống sang chảnh, những thành quả của mình lên mạng xã hội. Điều họ muốn là khoe cuộc sống của mình với tất cả mọi người, muốn mọi người đón nhận và phải ganh tị với cuộc sống của họ. Cứ như vậy, họ ngày càng chìm đắm vào thế giới ảo. Thậm chí, nhiều người trẻ còn sẵn sàng vất bỏ cuộc sống thật để chạy theo những giá trị ảo. Đến khi họ đọc được những bình luận tiêu cực về bản thân mình sẽ sinh ra cảm giác tự ti, đố kỵ. Những tiêu cực này khi tích tụ đến điểm cực đại sẽ khiến cuộc sống bị méo mó. Và bắt đầu dẫn đến căn bệnh trầm cảm không kiểm soát được.

Người trẻ có xu hướng buồn phiền, u uất mỗi khi lên mạng xã hội giải trí

Phải làm gì khi có dấu hiệu bị trầm cảm

Khi bạn cảm thấy bản thân mình đang có dấu hiệu bị trầm cảm dù ở mực độ nhẹ, bạn không được chủ quan. Hãy áp dụng ngay những việc sau:

  • Nói với bạn bè, người thân về tình trạng của mình. Hãy nói thẳng thắn và chân thực về tình trạng bệnh của mình.
  • Hãy chuyển đến sống với bạn hoặc người thân nếu bạn đang ở một mình.
  • Chia sẻ nhiều hơn, cởi mở nhiều hơn với mọi người xung quanh.
  • Đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Người trẻ đừng để cuộc sống của mình trở nên tẻ nhạt, buồn chán và sinh trầm uất chỉ vì quá đắm chìm vào thế giới ảo. Hãy bước chân ra ngoài xã hội để trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.