Khi nhắc đến Nhật Bản, phần lớn mọi người đều nghĩ đến khoa học kỹ thuật, kinh tế và chỉ ít người nghĩ đến ngành nông nghiệp. Thật ra, ngành nông nghiệp trồng trọt của Nhật Bản rất sung túc và giàu có. Bởi vì, người của xứ mặt trời mọc luôn hướng tới sự phát triển khoa học bền vững để đưa ra những sản lượng chất lượng cao và năng suất lớn.
1. Sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp trồng trọt của Nhật Bản
Trước cuộc đại cải cách của Nhật Bản năm 1869, có 80% dân số làm nông nghiệp với phương pháp canh tác là truyền thống. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên của xứ mặt trời mọc không thuận lợi nên mỗi hộ gia đình chỉ có 1 phần diện tích nhỏ để canh tác. Sau đó, nền nông nghiệp dần suy thoái do người dân bắt đầu tập trung vào dịch vụ và công nghiệp. Khi nhận thấy ngành nông nghiệp trồng trọt ngày càng sụt giảm, ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều sự thay đổi. Thay vì sử dụng các phương pháp canh tác truyền thống mà không mang lại hiệu quả cao thì Nhật Bản đã áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại. Đặc biệt, xứ mặt trời mọc đã ứng dụng các khoa học công nghệ để tăng năng suất và giảm thiếu tối đa sức lao động.
Thay vì những mảnh vườn, mảnh ruộng truyền thống thì những nhà kính đã mọc lên ngày càng nhiều. Những công đoạn trồng cây đều được áp dung khoa học tiên tiến từ công đoạn ươm cây giống, cấy cây đến thu hoạch. Sự chuyển đổi này đã giúp năng suất và chất lượng của ngành nông nghiệp trồng trọt của Nhật Bản tăng lên thấy rõ.
Với sự vượt trội về kỹ thuật, công nghệ, ngành nông nghiệp Nhật Bản đã đáo ứng đầy đủ nhu cầu về thực phẩm trong nước. Và hiện tại, nền nông nghiệp Nhật Bản đã trở thành mô hình kiểu mẫu trên thế giới.
2. Chính sách phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt của Nhật Bản
Tập trung vào phát triển khoa học, kỹ thuật nông nghiệp: Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học; Hoàn thiện công tác quản lý, kỹ thuật tưới tiêu cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống cây kháng bênh, chịu rét và sâu rầy. Đồng thời, nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang tăng năng suất, thâm canh,…
Phát triển sản xuất có chọn lọc và nâng cao chất lượng nông sản: Nhật Bản chú trọng đẩy mạnh những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng nhanh và giảm sản xuất những nông phẩm tiêu thụ kém. Bên cạnh đó còn hoàn thiện cơ cấu nông nghiệp trong phát triển nông hộ; hợp tác xã có năng lực canh tác và quản lý kinh doanh.
Phát triển các tổ chức kinh tế HTX; HTX dịch vụ: Chính phủ Nhật Bản đặc biệt coi trọng quy trình, thể chế vận hành cá HTX nông nghiệp nên đã ban hành nhiều chính sách giúp phát triển không ngừng. Việc này giúp mở rộng quy mô sản xuất để người dân không còn nằm trong cảnh nghèo đói, có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Chính sách hỗ trợ nông nghiệp: Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính sách trợ giá cho ngành nông nghiệp trồng trọt nên kích thích người dân đẩy mạnh sản xuất.
3. Nhu cầu nhân lực trong ngành nông nghiệp trồng trọt của Nhật Bản
Cả thế giới đang hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững gắn liền với khoa học và công nghệ. Vì thế, nông nghiệp đang trở thành một trong những ngành thiếu thốn nguồn nhân lực, đặc biệt là ở Nhật Bản khi tình trạng già hóa dân số ở đất nước này ngày một nghiêm trọng.
Ngành nông nghiệp trồng trọt của Nhật Bản mặc dù áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới nhưng lại đang cực kỳ “khát” nhân lực trẻ. Bởi vì giới trẻ Nhật Bản không quá mặn mà với những công việc lao động chân tay. Điều này mở ra cơ hội làm việc lớn đối với lao động nước ngoài cùng một mức lương hấp dẫn.
Trên đây, Vinanippon đã chia sẻ với bạn về sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp trồng trọt của Nhật Bản và nhu cầu nhân lực. Nếu bạn đang có nguyện vọng đi XKLĐ Nhật Bản ngành nông nghiệp, hãy liên hệ ngay với Vinanippon để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúc các bạn thành công!