Xưng hô trong tiếng Nhật như thế nào là đúng?

Học tiếng Nhật chưa bao giờ là đơn giản đối với người Việt Nam, sự khác biệt về kiểu chữ, cách đọc, cách viết gây không ít khó khăn cho người mới bắt đầu tìm hiểu. Nhật Bản được biết đến là một trong những nước coi trọng nhất lễ nghĩa. Chính vì vậy với người Nhật, sự tôn trọng, lịch sự khi giao thiệp luôn đặt trên hàng đầu.

xưng hô tiếng nhật

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu một số từ cơ bản xưng hô trong tiếng Nhật, cách đếm trong tiếng Nhật cũng như các câu nói hay gặp như xin lỗi, chào tạm biệt.

Cách xưng hô trong tiếng Nhật

Cách xưng hô có lẽ là việc cần biết đầu tiên với những người đang muốn tìm hiểu, so với tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác thì tiếng Việt được đánh giá rất đa dạng, ngay cả cách xưng hô cũng có rất nhiều tùy theo vùng miền hay ngữ cảnh vậy còn trong tiếng Nhật thì sao, cách xưng hô trong trong tiếng Nhật có gì khác so với Việt Nam không?

Cách xưng hô trong tiếng Nhật khá giống với Việt Nam và được sử dụng theo các ngữ cảnh khác nhau, nếu so sánh về các cách xưng hô trong tiếng Nhật thì có phần dễ hơn, tuy nhiên để thuộc được nó cũng không hề đơn giản, cùng tìm hiểu nhé:

Xưng hô theo ngôi

Xưng hô theo ngôi thứ nhất

– Tôi わたし(watashi): Sử dụng trong hoàn cảnh thường ngày cả nam và nữ.

– Tôi あたし(atashi): Mang tính chất yểu điệu, thể hiện sự dễ thương là cách xưng hô của con gái.

– Tôi ぼく(boku): Cách xưng hô thân mật của được sử dụng cho phái nam với bạn bè, gia đình nhưng tránh trong các trường hợp giao tiếp với người trên, người lớn tuổi ít khi dùng.

– Tôi わたくし (watakushi): Sử dụng trong các buổi lễ quan trọng thể hiện sự kính trọng, khiêm tốn và lễ phép nhất.

– Tao おれ(ore): Là cách xưng hô thể hiện sự thân thiết trong các mối quan hệ bạn bè, một số gia đình dùng để gọi con cái nhưng, cũng là cách xưng hô của những kẻ xã hội đen, giang hồ và người thiếu lịch sự.

– Chúng tôi わたしたち(watashitachi)

– Chúng ta われわれ (ware ware)

Xưng hô theo ngôi thứ hai

– Bạnあなた (anata): Trong một mối quan hệ mới, những quan hệ xã giao, cũng như ở Việt Nam. あなたがた (anatagata) cũng là bạn nhưng là số nhiều.

– Các bạn あなたたち (anatatachi) hayしょくん (shokun)

– Em きみ (kimi): Cách xưng hô thân mật với những người kém tuổi hay giáo viên gọi học sinh.

– Màyおまえ(omae) hayてまえ hay てめえ (temae, temee) cũng là mày nhưng dùng trong trường hợp lớn tiếng, cách nói thiếu lịch sự.

Xưng hô theo ngôi thứ ba

  • Anh ấy: かれ (kare), cô ấy: かのじょう (kanojou), họ: かられ (karera)

Cách xưng hô trong gia đình

  • Bố: Otousan, Tousan, Touchan (thân mật)
  • Mẹ: Okaasan, Kaasan, Kaachan(thân mật)
  • Ông(nội, ngoại): Jiisan, ojiisan
  • Bà(nội, ngoại): baasan, obaasan
  • Chú, cậu(trai), bác(trai):jisan, ojisan, ojichan
  • Cô,dì,mợ,bác(gái):Obasan, Obachan, basan
  • Anh: Oniisan, Oniichan, niichan, oniue
  • Chị: oneesan, oneechan, neechan, oneue
  • Bố mẹ gọi con cái: Omae(ít thân mật), Naokochan, Takeshikun(thân mật)

Cách xưng hô trong công ty

  • Dùng tên: Đối với người cấp dưới hay cùng cấp
  • Tên + San: Dùng với cấp trên
  • Tên + chức vụ: dùng với cấp trên ( Ví dụ: Oshi Sahchou – giám đốc Oshi)
  • Tên + Sempai: người vào công ty trước, tiền bối có nhiều kình nghiệm.
  • Omae(mày), Kimi(cô cậu): Xưng hô cùng cấp hay với cấp dưới.

Cách xưng hô trong trường học

  • Dùng tên riêng
  • Tên + Chan, Kun
  • Kim(cậu)
  • Ore(tao), omae(mày)
  • Tên + sempai: Gọi các anh trị khóa trước.
  • Trò với thầy: Ngôi thứ nhất( boku, watashi), ngôi thứ 2(Sensei, tên giáo viên + Sensei)
  • Thầy với trò: Ngôi thứ nhất(Sensei, boku, watashi), ngôi thứ 2(tên, tên + Kun, tên +Chan, Kimi, omae)

Không hề đơn giản chút nào phải không? Để học được tiếng Nhật hiệu quả và nhanh chóng có lẽ bạn cần cố gắng rất  nhiều. Trung tâm đào tạo tiếng Nhật Vinanippon sẵn sàng là người bạn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật từ hôm nay.