Nhật Bản thay đổi chính sách xét duyệt visa như thế nào?

Nhằm siết chặt vấn nạn nhập cư ồ ạt và bất hợp pháp, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành rất nhiều điều chỉnh trong chính sách nhập cư và xét duyệt visa đối với du học sinh, người lao động nước ngoài.

Từ tháng 1/2018, khi các chính sách được ban hành, hồ sơ xin visa du học được thắt chặt hơn rất nhiều và tỉ lệ đỗ visa cũng giảm mạnh. Hôm nay, Vinanippon sẽ tổng hợp lại những thông tin và cập nhật trong chính sách xét duyệt visa du học và tư cách lưu trú để giúp các em học sinh, các bậc phụ huynh có sự chuẩn bị tốt nhất cho hồ sơ xin visa du học.

1. Xét duyệt tư cách lưu trú COE có gì thay đổi?

COE là giấy chứng nhận tư cách lưu trú được Cục quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp phép. Nếu như Visa là giấy tờ bắt buộc để du học sinh nhập cảnh thì COE là giấy tờ bắt buộc để xin Visa.

Sau khi du học sinh nhận được giấy mời nhập học của trường, lúc này trường học sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin tư cách lưu trú cho du học sinh.

Dưới đây là những điều chỉnh trong việc xét duyệt COE:

1.1 Thay đổi về hồ sơ:

  • Người bảo lãnh phải chứng minh tài chính như sau:

– Bên cạnh quy định về mức thu nhập hàng năm để có thể đảm bảo chi phí sinh hoạt, học tập cho du học sinh, người bảo lãnh cần bổ sung các xác nhận nộp thuế trong hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt, bắt buộc phải có Biên bản hình thành tài sản để giải thích chi tiết các khoản thu nhập;

– Có sổ tiết kiệm yêu cầu kỳ hạn gửi tối thiểu 1 năm. Số tiền phải lớn hơn hoặc bằng 600tr Vnđ.

  • Hồ sơ năng lực học tập của du học sinh:

– Để sàng lọc được những học viên ưu tú, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh sẽ xem xét kỹ lương Lí do du học sinh nhập học tại Nhật Bản: Bản trình bày sơ bộ các kế hoạch du học của du học sinh và những giấy tờ liên quan đến thành tích học tập;

– Bằng tốt nghiệp cấp 3 và học bạ là hồ sơ bắt buộc (dù ứng viên đã tốt nghiệp Đại học hay Cao đẳng). Tất cả các trường Nhật ngữ uy tín sẽ không tiếp nhận học sinh tốt nghiệp Trung tâm giáo dục thường xuyên;

– Trình độ năng lực tiếng Nhật bắt buộc của Du học sinh: Bắt buộc ứng viên phải có năng lực tiếng Nhật N5 khi nộp hồ sơ xin COE. Việc này giúp đảm bảo được tỉ lệ đỗ COE của ứng viên. Vì thế, bạn nên học xong ít nhất là N4 và ưu tiên tham gia các kỳ thi uy tín như Nat-test hoặc JLPT.

1.2 Thời gian xét duyệt tư cách lưu trú COE

Thông thường, thời gian xét duyệt tư cách lưu trú COE sẽ diễn ra trong khoảng 2-3 tháng tùy thuộc vào từng nhóm trường và khu vực.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2018, thời hạn hoàn thiện hồ sơ được Cục đẩy lên sớm hơn. Vì thế, Quý phụ huynh và các bạn học sinh nên chuẩn bị hồ sơ đăng ký từ sớm.

1.3 Có làm lại hồ sơ khi đã trượt COE hay không?

Nhiều bạn nghĩ, trượt COE là không còn cơ hội đến Nhật Bản học tập. Tuy nhiên, việc làm lại hồ sơ, giải trình lý do trượt COE để làm lại hồ sơ đã khó khăn hơn rất nhiều. Và cơ hội được chấp thuận cũng thấp hơn.

Vì thế, việc chuẩn bị hành trang để đảm bảo đỗ tư cách lưu trú COE ngay từ lần đầu nộp làm việc ưu tiên hàng đầu cho các bạn có nguyện vọng đi du học Nhật Bản.

 

2. Những thay đổi liên quan đến xét duyệt visa

2.1. Giới hạn số lượng trung tâm/ công ty tư vấn du học Nhật Bản được phép chấp thuận hồ sơ xin visa cho du học sinh

Nhằm hạn chế các công ty ma hoạt động, gây ra những vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của du học sinh, từ ngày 04/01/2018, Đại sứ quán Nhật Bản chỉ cho phép các công ty có tên trong danh sách được ủy quyền xin visa cho du học sinh.

2.2 Xét duyệt visa du học hết bao nhiêu thời gian?

Thay vì 5 ngày như trước kia, bắt đầu từ năm 2018 trở đi, thời gian xét duyệt visa du học tại ĐSQ Nhật Bản tại Hà Nội là 7 ngày và Tổng Lãnh sự Nhật Bản – Tp Hồ Chí Minh là 8 ngày (không bao gồm ngày nghỉ).

Lưu ý: Thời gian xin xét duyệt visa có thể lâu hơn nếu ứng viên bị gọi lên phỏng vấn.

2.3 Phỏng vấn xin visa

Sau khi đỗ COE, ứng viên thường có tâm lý chủ quan dẫn đến việc trượt thi visa. Bên cạnh đó, trượt visa cũng liên quan đến việc Lãnh sứ quán/ Đại sứ quán có thể gọi ứng viên lên phỏng vấn trực tiếp khiến tâm lý của ứng viên không được vững vàng.

Trong trường hợp trượt visa du học Nhật Bản, ứng viên vẫn có thể tiếp tục nộp hồ sơ xét tuyển. Tuy nhiên cần đợi sau 6 tháng kể từ ngày có thông báo trượt visa. Đồng thời, ứng viên phải làm lại tư bước xin thư mời học, xin tư cách lưu trú.

2.4 Chi phí xin visa

Chi phí xin visa có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Vì vậy, ứng viên và các bậc phụ huynh hãy cập nhật thường xuyên tại website của Đại Sứ Quán.

Trên đậy, Vinanippon đã cập nhật những thông tin mới nhất về việc xét duyệt tư cách lưu trú COE và visa du học Nhật Bản. Quý phụ huynh và các bạn học sinh nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ tới Vinanippon.