Hướng dẫn lựa chọn ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản phù hợp?

Hiện nay, rất nhiều lao động Việt Nam lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản là phương thức “thoát nghèo” cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đơn hàng đi Nhật rất đa dạng khiến người lao động phân vân không biết nên chọn lựa như thế nào. Bài viết dưới đây, Vinanippon sẽ hướng dẫn lựa chọn ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

1. Các ngành nghề lương cao khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Công nghiệp cơ khí

Ngành công nghiệp cơ khí luôn đứng đầu trong top những ngành công nghiệp quan trong nhất Nhật Bản. Đây là ngành có mức thu nhập hấp dẫn, từ 40tr Vnđ/ tháng (chưa tính làm thêm, tăng ca). Vì vậy, ngành nghề này được rất nhiều lao động lựa chọn.

Khi tham gia ngành nghề này, người lao động sẽ được tiếp cận những công việc như: Gia công cơ khí, Hàn tự động, Đúc… Trong đó, ngành cần nhiều nhân lực nhất đó là Lắp ráp thiết bị điện tử và Hàn xì.

Ngành chế biến thực phẩm

Chế biến thực phẩm là ngành có tính chất công việc tương đối nhẹ nhàng. Người lao động hoàn toàn làm việc trong nhà xưởng, xí nghiệp và không phải chịu các tác động của thời tiết như: mưa, gió, nắng,… Ngoài ra, hầu hết tất cả các dây chuyền sản xuất thực phẩm đã được tự động hóa.

Mức thu nhập của ngành chế biến thực phẩm dao động từ 25 – 30tr Vnđ/ tháng. Ngành nghề này gồm những công việc như: Chế biến thủy hải sản, đóng hộp thực phẩm, chế biến thịt,…

Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp tại xứ sở mặt trời mọc khác hoàn toàn với nông nghiệp Việt Nam. Ngành nông nghiệp ở đây đã áp dụng máy móc và các trang thiết bị hiện đại. Tất cả đã được kiểm duyệt đầy đủ và vận hành theo quy trình đạt chuẩn. Vì vậy, người lao động không cần lo lắng vì đã máy móc đã làm giảm gánh nặng công việc và không cần bỏ nhiều công sức.

Mức lương của ngành nông nghiệp cũng được đánh giá cao. Mức lương giao động khoảng 30tr Vnđ/ tháng. Mức lương này chưa bao gồm thời gian làm thêm.

Ngành may mặc

Ngành may mặc phù hợp với lao động nữ và có yêu cầu kinh nghiệm sử dụng thành thạo các thiết bị may đo. Cũng giống với ngành chế biến thực phẩm, ngày may mặc làm việc 100% tại nhà xưởng. Đồng thời được làm việc với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Theo thống kê, ngành may mặc đứng top 5 trong những ngành nghề đang thiếu hụt lao động trầm trọng.

Mức lương trung bình của công nhân trong ngành may mặc từ 28 – 35tr Vnđ/ tháng. Mức lương này tuy không cao bằng những ngành kể trên nhưng lại có nhiều giờ làm thêm.

Ngành may mặc có nhiều giờ làm thêm, tăng ca

2. Hướng dẫn lựa chọn ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Hiện nay, Nhật Bản có khoảng 77 ngành nghề để XKLĐ. Vậy, bạn nên lựa chọn ngành nghề nào để phù hợp với bản thân?

Chọn việc theo mục đích của bản thân

Đối với những lao động sang Nhật với mục đích kiếm tiền thì chỉ cần chọn những ngành nghề phù hợp với tiêu chí của bản thân là được.

Bạn không nên kén ngành vì như vậy sẽ mất cơ hội chọn ngàng nghề khác, đồng thời mất thời gian chờ đợi.

Đối với những lao động sang Nhật với mục đích học hỏi, trau dồi kinh nghiệm thì nên lựa chọn những ngành như: Dệt may, nông nghiệp, cơ khí,…

Chọn việc phù hợp với điều kiện của bản thân

  • Chọn công việc theo giới tính

Lựa chọn công việc theo giới tính giúp bạn hoàn thiện được yêu cầu công việc trong giới hạn sức lực của bản thân. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây của Vinanippon:

– Nam: Ngành xây dựng, cơ khí,…

– Nữ: Ngành nông nghiệp, điều dưỡng, dệt may, chế biến thực phẩm,…

  • Chọn công việc theo ngoại hình và độ tuổi

Tùy thuộc vào từng ngành nghề sẽ có những yêu cầu khác nhau về độ tuổi, ngoại hình. Dưới đây là những yêu cầu về ngoại hình, độ tuổi của một số ngành nghề:

– Cơ khí: Giới tính Nam/ Độ tuổi từ 18-32t/ Cao 1m60/ Nặng 50kg

– Xây dựng: Giới tính Nam/ Độ tuổi từ 19-35t/ Cao 1m60/ Nặng 50kg

– Nông nghiệp và may mặc: Nam/Nữ độ tuổi từ 18-35t/ Cân nặng: 45kg/ Chiều cao:1m50

– Chế biến thực phẩm: Nam/ Nữ có tuooit ừ 18-32t/ Cân nặng: 45kg/ Chiều cao:1m55

  • Chọn công việc theo bằng cấp

Thông thường, những lao động làm việc tại Nhật chỉ cần có bằng tốt nghiệp THCS trở lên. Tuy nhiên, những lao động có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học hay Trung cấp thì sẽ có những ưu tiên khác.

– Đối với những ngành thực phẩm, cơ khí hay điện tử thì yêu cầu lao động phải có bằng tốt nghiệp THPT trở lên.

– Đối với những nhành may mặc, xây dựng, nông nghiệp cần có bằng tốt nghiệp THCS trở lên.

Chọn ngành nghề dựa theo kinh nghiệm làm việc

Phần lớn các đơn hàng đi Nhật đều không yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Nhưng một số đơn hàng đặc thù vẫn tuyển lao động có kinh nghiệm như: Dệt may, cơ khí, tiện phay, hàn,…

Khi đăng ký xuất khẩu lao động ở những ngành nghề này, người lao động sẽ phải thi tay nghề. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì yếu tố quan trọng hơn là tác phong và ý thức làm việc ở người lao động.

Chọn công việc dựa theo tiêu chí sức khỏe

Tùy vào từng đơn khác nhau mà sẽ có những yêu cầu về sức khỏe khác nhau. Dưới dây là những yêu cầu về sức khỏe mà Vinanippon đã tổng hợp lại:

  • Đơn hàng điện tử yêu cầu lao động có thị lực tốt
  • Đơn hàng chế biến đồ ăn, chế biến thực phẩm đông lạnh yêu cầu lao động không mắc các bệnh về đường hô hấp, dị ứng thực phẩm
  • Lao động có hình xăm chỉ được phép làm việc trong ngành xây dựng

Trên đây, Vinanippon đã hướng dẫn bạn cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Trong quá trình đăng ký đơn hàng XKLĐ Nhật Bản nếu gặp khó khăn, hãy liên hệ với Vinanippon để được hỗ trợ.