Nét văn hóa trong nghệ thuật kịch cổ điển Nhật Bản

Nhắc đến Nhật Bản, các nước trên thế giới không chỉ ngưỡng mộ bởi nền kinh tế phát triển mà còn có nền văn hóa vô cùng đặc sắc, đặc trưng trong đó có nền văn hóa nghệ thuật kịch cổ điển Nhật Bản.

Kịch rối Bunraku (Ningyō jōruri)

Bunraku là thể loại kịch rối truyền thống Nhật Bản thu hút rất nhiều khách du lịch, khởi phát vào năm 1684 tại Osaka. Kịch rối Bunraku được coi là một loại hình giải trí phổ biến rộng rãi dành cho tầng lớp thường dân thời kỳ Edo ở Osaka và trở thành một môn nghệ thuật vào cuối thế kỷ 17.

Con rối Bunraku có kích cỡ cao từ 0,75 đến 1,2m hay hơn, dựa trên tuổi tác, giới tính của nhân vật và tục lệ của mỗi đoàn kịch riêng. Trong rất nhiều nhà hát trên khắp Nhật Bản, rối truyền thống Osaka nói chung là nhỏ nhất, trong khi rối truyền thống Awaji, nơi phần lớn các vở kịch ban đầu được diễn ở không gian lớn ngoài trời, là lớn nhất. Một vở bunraku  cần 3 tuyến người trình diễn : Ningyōtsukai hay ningyōzukai (Người điểu khiển rối), tayū (người lĩnh xướng), shamisen (diễn viên).

Kịch Noh (Nōgaku)

Noh là thể loại quan trọng trong nghệ thuật kịch cổ điển Nhật Bản, được biểu diễn từ thế kỷ 14. Cùng với việc có quan hệ với kyōgen, nó phát triển từ rất nhiều loại hình nghệ thuật đại chúng, dân gian và cung đình, bao gồm: Dengaku, Shirabyoshi, và Gagaku.

Theo truyền thống, diễn viên kịch Nō và nhạc công không bao giờ luyện tập cùng nhau. Thay vào đó, mỗi diễn viên, nhạc công, và dàn hợp xướng tập riêng những động tác, bài hát, điệu múa cơ bản của mình hay dưới sự dạy bảo của những người đi trước. Nhịp độ của buổi diễn không bị bất kỳ cá nhân nào chi phối mà là sự phối hợp giữa tất cả mọi người. Nhân vật kịch Noh chia ra thành 3 nhóm: Shite (nhân vật chính),Tsure (nhân vật đi kèm), Waki (không mang mặt nạ), Kyogen (diễn vở hài kịch nhỏ). Diễn viên kịch Noh không trang điểm mà sử dụng mặt nạ được chế tạo đường nét hết sức công phu và tỉ mỉ.

Kịch Kyogen

Kyogen được biểu diễn giữa các quãng nghỉ của kịch Noh, đóng vai trò như một loại giải trí cho Noh (thường được diễn trong lúc nhân vật chính của kịch Noh thay trang phục). Vào đầu thời Edo, có ba trường phái kyogen là Izumi, Okura, Kigi; đây là loại hình biểu diễn không thể thiếu được trong các nghi lễ của chính quyền Mạc Phủ, rất được các võ sĩ ưa chuộng.

Sau này, kyogen được tách ra biểu diễn như loại hình nghệ thuật mang tính độc lập riêng. Kyogen mang tính đại chúng, thường sử dụng những câu chuyện hài đây gây cười dùng để châm biếm bằng những ngôn ngữ đời thường. Kyogen đem đến sự nhẹ nhàng, thoải mái, giúp khán giả thư giãn sau quá trình xem kịch Noh nghiêm túc đầy căng thẳng.

Kịch Kabuki

Kabuki là một nghệ thuật kịch cổ điển Nhật Bản sân khấu truyền thống của Nhật Bản. Kịch Kabuki ra đời vào đầu thế kỷ 17. Loại hình nghệ thuật này bắt đầu từ một màn trình diễn có điệu múa lạ mắt của một đồng cốt tại đền thờ Izumo Taisho, tên là Okuni.Kabuki nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả, ban đầu người biểu diễn chính trong kabuki là phụ nữ, tuy nhiên do các ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục đi kèm chính phủ đã cấm nữ giới biểu.

Kabuki đã có lịch sử 400 năm, có ba dạng nhân vật chính trong Kabuki: Tachiyaku (nhân vật nam đại diện cho người tốt), Katakiyaku (kẻ xấu), Onnagata (nhân vật nữ), ngoài ra còn có Kumadori (anh hùng, dũng tướng). Cho đến nay kabuki có 2 thể loại chính: jidai-mono (sự kiện lịch sử thời Edo), sewa-mono (cuộc sống dân thường thời Edo).

Hiện nay, có 3 nghệ thuật kịch cổ điển Nhật Bản UNESCO đã công nhận loại hình kịch rối Bunraku, Kabuki, Noh là một di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Xem thêm: Nét truyền thống trong nghi thức cưới Nhật Bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *