Khởi nghiệp và làm thuê – Đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho tuổi trẻ?

“Khởi nghiệp” và “Làm thuê” luôn là hai hướng đi được các bạn trẻ quan tâm. Dù lựa chọn hướng đi nào đi chăng nữa, các bạn đều phải học tập và đanh đổi rất nhiều thứ.

Khởi nghiệp – Lập nghiệp

“Khởi nghiệp” và “Lập nghiệp”, rất nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Không chỉ những người trẻ tuổi mà ngay cả những người có kinh nghiệm thâm niên đôi khi vẫn bị nhẫm lẫn.

  • “Lập nghiệp” là bạn có một công việc đem lại thu nhập hàng tháng tương đối ổn định. Công việc đó có thể đảm bảo 1 tương lai tối thiểu cho bạn vài năm. Như các bạn đã biết, trong xã hội ngày nay không có gì gọi là ổn định và lâu dài đến “vài chục năm” như xã hội ngày trước. Xã hội hiện tại thay đổi rất nhanh và liên tục. Nếu bạn không liên tục vận động và thích nghi thì bạn sẽ trở nên lạc hậu so với thời đại. Lúc đó sẽ không còn ổn định và lâu dài được. Vậy nên, “Lập nghiệp” chỉ mang tính chất tương đối. Có nghĩa là bạn đã khẳng định được giá trị của bản thân mình. Còn thời cuộc có thay đổi ra sao thì bạn sẽ tự biến đổi theo nó được.
  • “Khởi nghiệp” tương đối giống với “lập nghiệp”. Nhưng “khởi nghiệp” bao hàm một phạm trù lớn mang tính XH chứ không còn mang tính cá nhân như “lập nghiệp”. Khởi nghiệp là tạo ra những công việc mới. Mới ở đây không chỉ là một công việc mới, mà còn là một phương pháp mới. Đều liên quan tới Nghiệp, nhưng một cái là “Tạo lập cho cá nhân, cho bản thân”, một cái là “Khởi nguồn, tạo mới cho xã hội”. Do đó, khởi nghiệp có phạm trù rộng hơn lập nghiệp. Lập nghiệp không ảnh hưởng nhiều tới XH, nhưng khởi nghiệp sẽ tác động trực tiếp tới XH. Do đó, nếu thành công, khởi nghiệp sẽ mang lại lợi ích hơn mong đợi nhờ vào sự ảnh hưởng của nó tới XH mang lại.
Khởi nghiệp là tạo ra công việc mới, phương pháp mới

Làm chủ – Làm thuê

Quay lại chủ đề “khởi nghiệp” và “làm thuê”. Đây là hai vấn đề đều nằm ở phạm trù của “lập nghiệp”, chưa có liên quan gì nhiều đến “khởi nghiệp”. Bởi lẽ, nếu như bạn đang loay hoay vấn đề của cá nhân thì làm sao bạn có thể tạo ra sự ảnh hưởng tới xã hội được.

Tự chủ hay làm thuê đều có những ưu điểm và nhược điểm. Điều này tùy thuộc theo khả năng và điều kiện của mỗi người để chọn cách làm phù hợp. Bạn chưa va chạm với XH, bạn chưa biết được giá trị bản thân của mình ở mức nào, bạn chưa biết giá trị đồng tiền mà bạn đang có, bạn chưa biết cách sử dụng tiền hiệu qua, chưa thể tự tin đứng một mình mà phải dựa dẫm vào người khác. Nếu bạn đang gặp những vấn đề trên thì bạn nên đi “làm thuê” để khắc phục những thứ chưa có. Sau đó hãy nghĩ đến làm chủ. Bởi vì, mỗi cái bạn chưa có sẽ trở thành nhược điểm chí mạng khiến bạn có thể gục ngã bất cứ lúc nào. Bạn hãy khắc cốt ghi tâm rằng: “Tự làm chủ có nghĩa là bạn phải làm việc một mình, đối mặt với chính mình”. Khi bạn chưa hiểu rõ được chính mình, chưa làm chủ được bản thân mình thì đừng nghĩ đến việc thuyết phục được người khác. Nếu vậy, giải pháp tốt nhất đó là: Làm thuê cho người khác để để họ giúp bạn luyện tập việc “tự chủ”.

Nhưng, để nói về thời điểm nào khởi nghiệp là thích hợp nhất, đó chính là lúc còn trẻ. Không gì là quá muộn để bắt đầu. Tuy nhiên, bắt đầu sơm thì bạn sẽ có đủ thời gian, nhiệt huyết và tinh thần để chuẩn bị.

Khi bạn còn trẻ, bạn sẽ nhìn XH bằng những cái nhìn mới lạ và tràn trề sức sống. Bạn sẽ có nhiều thời gian, sức trẻ và sự lạc quan vào tương lai. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để bắt đầu lại khi thất bại. Nhiều người vì không thể chịu đựng được thất bại mà không dám thử thách bản thân, không dám chấp nhận thất bạn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người trẻ ảo tưởng về “khởi nghiệp”. Có rất nhiều bạn lúc nào cũng mơ mộng về khởi nghiệp. Họ cố gắng mở một công ty, vay mượn tiền bạc để kinh doanh. Nhưng họ đang làm thế nào, phương pháp của họ ra sao, việc đó ảnh hường thế nào đến XH thì họ không thể phân biệt được. Có lẽ, họ chỉ đang loay hoay với việc “lập nghiệp”. Việc họ thành công hay thất bại sẽ không ảnh hưởng hoặc đem lại dấu ấn gì cho XH, mà chỉ ảnh hưởng tới bản thân của họ.

Để khởi nghiệp thành công, bạn cần phải có thời gian chuẩn bị, tìm hiểu kỹ lưỡng các vấn đề, rủi ro, khó khăn, thất bại,…

Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn bắt buộc phải nhận ra 2 điều: Giá trị của bản thân và sự ảnh hưởng tới XH. Lập nghiệp là để khẳng định giá trị bản thân. Khởi nghiệp là mang giá trị đó để tác động đến sự phát triển của XH. Hai vấn đề này còn có sự khác biệt rất rõ ở mục tiêu:

  • Mục tiêu lập nghiệp là năng lực, kinh nghiệm, trình độ của bản thân. Năng lực kinh nghiệm và trình độ càng lớn thì giá trị của bạn lại càng cao, bạn càng kiếm được nhiều thu nhập.
  • Mục tiêu của khởi nghiệp là năng lực, lợi ích, tiến bộ của XH. Xã hội càng có năng cao, lợi ích nhiều, nhiều tiến bộ thì đời sống người dân càng nâng cao. Xã hội sẽ tạo ra nhiều của cải hơn, nhờ đó mà bạn kiếm ra được nhiều tiền hơn.

Tuy cuối cùng mọi thứ đều tạo ra tiền, nhưng cách thức kiếm tiền lại khác nhau hoàn toàn. Tiền bạc nhiều hay ít không phải là thước đo, mà là cách bạn kiếm tiền sẽ phản ánh điều bạn đang làm là Khởi nghiệp hay Lập nghiệp.

Mỗi người khi sinh ra đều có một sứ mệnh riêng. Khi bạn nhận ra sứ mệnh của bản thân thì đó cũng là lúc bạn nhận ra con đường khởi nghiệp cho bản thân. Đó là một chặng đường dài và rất nhiều thử thách. Để bước vững được trên con đường đó, bạn cần thời gian để chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Nếu nhận ra điều đó sớm, bạn sẽ càng có thời gian để đi đúng hướng và xa hơn.