Từ vựng và ngữ pháp bài 22 Minano nihongo- Học hiểu cùng Vinanippon

tu-vung-va-ngu-phap-bai-22

Ở bài 8, các bạn đã được học tính từ bổ nghĩa cho danh từ và cách sử dụng chúng như thế nào…Bài Từ vựng và ngữ pháp bài 22 hôm nay cũng là bổ nghĩa cho danh từ nhưng được sử dụng bằng mệnh đề bổ nghĩa. Trước tiên cùng học qua từ vựng nhé!

I. Từ vựng

STTTừ vựngKanjiNghĩa
1きます「シャツを~」着ますmặc (áo sơ mi,..)
2はきます「くつを~」 履きまmang (giày,…)
3かぶります「ぼうしを~」đội (nón,…)
4かけます「めがねを~」đeo (kính,…)
5うまれます生まれますsinh ra
6コートー ~áo khoác
7スーツ ~com-lê
8セーター ~áo len
9ぼうし帽子nón, mũ
10めがね眼鏡kính
11よくthường
12おめでとうございますChúc mừng
13こちらcái này (cách nói lịch sử của “これ”)
14やちん家賃tiền nhà
15うーん。会社員để tôi xem/ừ/thế nào nhỉ
16ダイニングキッチン ~bếp kèm phòng ăn
17わしつ ~phòng ăn kiểu Nhật
18おしいれ押し入れchỗ để chăn gối trong ăn phòng kiểu Nhật
19ふとん布団chăn,đệm
20アパートnhà chung cư
21パリPa-ri
22ばんりのちょうじょう万里の長城Vạn lý trường thành
23よかかいはつセンター余暇開発センターTrung tâm phát triển hoat động giải trí cho người dân
24レジャーはくしょレジャー白書sách trắng về sử dụng thời gian rảnh rỗi

II. Ngữ pháp

Các danh từ đóng vai trò là các yếu tố khác nhau trong câu có thể được chọn ra và bổ nghĩa bằng chính động từ của câu đó tạo ra định ngữ.
– Khi các danh từ được bổ nghĩa thì các trợ từ を, で, に ở câu gốc sẽ không cần nữa.
– Định ngữ (danh từ được bổ nghĩa bằng câu động từ) có thể ở nhiều vị trí trong câu, đóng vai trò nhiều thành phần của câu (như 1 danh từ bình thường).

1. N1 は Mệnh đề bổ nghĩa cho N2 です

Ví dụ phân tích:
+これは写真です
(Đây là tấm ảnh).
+兄は撮りました
(Anh tôi đã chụp).

Khi 2 câu đơn trên được nối bằng mệnh đề quan hệ:
これは兄が撮った写真です
(Đây là bức ảnh anh tôi đã chụp).

Phân tích ví dụ trên sẽ thấy
これ=N1
兄が撮った(あにがとった)= Mệnh đề bổ nghĩa cho N2
写真(しゃしん)= N2

Ví dụ khác:
これは父が作ったケーキです
Đây là cái bánh ngọt do ba tôi làm.

これは母にもらったお金です
Đây là tiền tôi nhận được từ mẹ.

2. Mệnh đề bổ nghĩa cho N1 は N2 です

Ví dụ phân tích:
私は Hanoiで 生まれました.

(Tôi được sinh ra ở Hà Nội)
Câu trên được chuyển sang mệnh đề quan hệ sẽ thành:
私が生まれたところは Hanoiです.
(Nơi tôi sinh ra là Hà Nội)

Phân tích câu trên thì
生まれた= Mệnh đề bổ nghĩa cho N1
ところ=N1
Hanoi= N2

Ví dụ khác:
めがねをかけている人は Lan さんです。
Người đang đeo kính là chị Lan

おんがくをきいている人はミンさんです。:
Người mà đang nghe nhạc là anh Minh

3. Mệnh đề bổ nghĩa N を V
** Đây chỉ đơn giản là phần mở rộng của ngữ pháp đầu tiên.

Ví dụ
ほーちみんでとったしゃしんをみせてください.
Hãy cho tôi xem ảnh đã chụp ở Hồ Chí Minh.

ぱーてぃーできるふくをみせてください.
Hãy cho tôi xem cai áo đã mặc ở bữa tiệc

4. Mệnh đề bổ nghĩa N が Aい、Aな、欲しい(ほしい)です
Đây cũng là phần mở rộng của cấu trúc số 1 giống như số 3 vậy. Khi một câu văn được dùng là định ngữ cho danh từ thì chủ thể của hành động, danh từ, tính từ ở mệnh đề định ngữ được biểu thị bằng trợ từ が chứ không phải là は.

Ví dụ:
ちちがつくったけーきがおいしいです.
Cái bánh do bố tôi làm thì ngon

ははにもらった 黒いくつがすきです.
Tôi thích đôi giày màu đen nhận được từ mẹ tôi.

わたしはおおきいいえがほしいです.
Tôi muốn có nhà to.

5. V(る) + じかん / ようじ / やくそく

– Khi muốn nói về thời gian làm một việc gì đó, ta dùng động từ thể từ điển đặt trước [じかん]

Ví dụ :
わたしはあさごはんをたべるじかんがありません
Tôi không có thời gian ăn sáng

– Khi muốn biểu thị nội dung của về một việc bận hay công chuyện,.. ta dùng động từ thể từ điển đặt trước [ようじ] và [やくそく]

Ví dụ :
ともだちとえいがをみるやくそくがあります。
Tôi có hẹn đi xem phim với bạn
きのうはしやくしょへいくようじがありました。
Hôm qua tôi có công việc phải lên Văn phòng hành chính thành phố

Định ngữ trong bài từ vựng và ngữ pháp bài 22 không quá khó phải không các bạn. Đừng bỏ qua bất kỳ bào học nào trên website Vinanippon bạn nhé để quá trình học diễn ra liên tục và hiệu quả hơn và hãy luyện tập thường xuyên nha!.

Bài học tiếp theo: Từ vựng và ngữ pháp bài 23