Từ vựng và ngữ pháp bài 14 Minano nihongo – Học hiểu cùng Vinanippon

tu-vung-va-ngu-phap-bai-14

Trước giờ chắc hẳn các bạn khi học động từ đều chỉ học qua chứ không hề để ý là động từ trong tiếng Nhật được chia làm 3 nhóm. Bài học hôm nay về từ vựng và ngữ pháp bài 14, bạn sẽ được làm quen đến cách chia đầu tiên của động từ, đó là thể て. Trước khi vào thể て, các bạn cần phải nắm vững từ vựng và biết cách phân biệt động từ nào ở nhóm nào.

I. Từ vựng

Từ vựngPhiên âm    Dịch nghĩa
つけますtsukemasu    bật
けしますkeshimasu    tắt
あけますakemasu    mở
しめますshimemasu     buộc thắt, cột lại
いそぎますisogimasu    vội vàng, cấp bách
まちますmachimasu    chờ đợi
とめますtomemasu    dừng lại
まがりますmagarimasu    uốn cong, quẹo
もちますmochimasu    cầm, nắm
とりますtorimasu    bắt, chụp hình
てつだいますtetsudaimasu    giúp đỡ
よびますyobimasu    gọi
はなしますhanashimasu    trò chuyện
みせますmisemasu    cho xem
おしえますoshiemasu    dạy
はじめますhajimemasu    bắt đầu
ふりますfurimasu    rơi rớt
コピーしますkopiishimasu    sao chép
エアコンeakon     máy điều hòa
パスポートpasupooto    sổ hộ chiếu
なまえnamae    tên
じゅうしょjuusho    địa chỉ
ちずchizu    bản đồ
しおshio    muối
さとうsatou    đường
よみかたyomikata    cách đọc
ゆっくりyukkuri    chậm, thong thả
すぐsugu    ngay,lập tức
またmata    lại
あとでatode    sau
もうすこしmousukoshi    thêm một chút nữa thôi

II. Ngữ pháp- Mẫu câu

Ngữ pháp 1

A. CÁC NHÓM ĐỘNG TỪ

Động từ trong tiếng Nhật chia làm 3 nhóm: nhóm I, nhóm II và nhóm III.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết để xem sự khác nhau giữa các nhóm nhé.

1. ĐỘNG TỪ NHÓM I 

Động từ nhóm  I là những động từ sau khi bỏ đuôi ます,thì âm tiết kết thúc của nó thuộc cột い<i>. Ví dụ như những âm tiết sau: い, し, ち, り, ひ, ぎ, き, に…

Ví dụ:
あそびます : đi chơi
よびま : gọi
のみます : uống

Tuy nhiên cũng có một số động từ được gọi là động từ đặc biệt: Đó là những động từ đó tuy có đuôi là cột い<i> nhưng nó lại là động từ thuộc nhóm II, hoặc nhóm III (được đề cập ở phần A-2). Những động từ đặc biệt không nhiều do đó các bạn cố gắng học thuộc lòng nhé.

2. ĐỘNG TỪ NHÓM II 
Động từ nhóm  II là những động từ sau khi bỏ đuôi ます<masu>,thì âm tiết kết thúc của nó thuộc cột え<e>.Ví dụ như những âm tiết sau: え, せ, け, ね, て, べ…

Ví dụ:
たべます : ăn
あけます: mở

Ngoài ra, có 9 động từ tận cùng bằng đuôi い hoặc có cách phát âm là âm い nhưng vẫn thuộc nhóm II, các bạn hãy ghi nhớ thật kỹ nha :

1. おります  : xuống
2. あびます  : tắm
3. きます      : mặc
4. たります  : đủ
5. おきます  : thức
6. みます     : xem
7. います     : có
8. かります : mượn
9. できます : có thể

3. ĐỘNG TỪ NHÓM III 
Động từ nhóm III được gọi là DANH – ĐỘNG TỪ. Tức là những động từ có dạng như sau:

Danh từ+します  …………..  Danh từ+ shimasu

Nhìn vào cấu trúc các bạn cũng có thể dễ dàng hình dung ra, nếu ta bỏ phần します thì phần còn lại là danh từ.

Ví dụ
べんきょうします: học —————>べんきょう: việc học
かいものします: mua sắm ————–> かいもの : việc mua sắm

Chú ý:có một vài động từ cũng có đuôi là し<shi> nhưng không phải là danh động từ.

Ví dụ:
はなします : nói chuyện.

tu-vung-va-ngu-phap-bai-14

B. Thể て

Thể て  là một dạng khác của động từ. Trước giờ các bạn đã học qua động từ nhưng ở thể ます, và những động từ đó có đuôi là ます. Và bây giờ thể て chính là từ thể ます chuyển thành dựa vào một số quy tắc. Sau đây là quy tắc cơ bản:

1. ĐỘNG TỪ NHÓM I 
Quy tắc 1.1: Những động từ có đuôi là き<ki>, các bạn sẽ đổi thành いて<i te>.

Ví dụ:
かきます–> かいて
ききます—-> きいて
あるきます—-> あるいて

Quy tắc 1.2: Những động từ có đuôi là ぎ<gi> các bạn sẽ đổi thành いで<i de>.

Ví dụ:
およぎます—-> およいで
いそぎます—-> いそいで

Quy tắc 1.3:  Những động từ có đuôi là み<mi>, び<bi> các bạn sẽ đổi thành んで<n de>

Ví dụ:
のみます—> のんで
よびます—> よんで
よみます—-> よんで

Đối với hai động từ よびます và よみます thì khi chia thể て các bạn phải xem xét ngữ cảnh của câu để biết được nó là động từ よびます hay động từ よみます.

Quy tắc 1.4: Những động từ có đuôi là い, ち, り các bạn đổi thành って

Ví dụ:
まがります—-> まがって
かいます—-> かって
のぼります–> のぼって
しります–> しって

Quy tắc 1.5: Những động từ có đuôi là し thì chỉ cần thêm て

Ví dụ:
おします–> おして
だします—-> だして
けします–> けして

* Riêng động từ いきますsẽ chia —> いって

2. ĐỘNG TỪ NHÓM II 

– Là nhóm có cách chia thể て đơn giản nhất.
* Đối với động từ nhóm II, các bạn chỉ cần bỏ ます thêm て.

たべます :—> たべて
あけます —> あけて
はじめます —> はじめて

* Một số động từ đặc biệt thuộc nhóm II

あびます—-> あびて
できます —> できて
います—> いて
おきます—-> おきて
おります—> おりて
かります—-> かりて

3. Động từ nhóm III 

– Động từ nhóm III chia như động từ thuộc nhóm II, đó là bỏ ますthêm て

Ví dụ:
します—>して
さんぽします—>さんぽして
べんきょうします—>べんきょうして

Động từ đặc biệt nhóm III: きます –> きて

Ngữ pháp 2:        Vて + ください—-> Yêu cầu ai làm gì đó.

Ví dụ:
ここ に たばこ を すって ください
(Làm ơn không hút thuốc ở chỗ này)

Ngữ pháp 3:    Vて + います—> Diễn tả hành động đang làm

Ví dụ:
ワット さん は いま うちのじゅうしょ を かいて います
(Anh Watto đang viết địa chỉ nhà.)

Ngữ pháp 4:    Vます+ ましょう +か—>Hỏi người khác rằng mình có thể làm điều gì đó cho họ không?

Ví dụ:
荷物 を 取り ましょう か
(Tôi lấy hành lý cho bạn nhé ?)
すみません 。 おねがいし ます
(Vâng, làm ơn.)

Có thể các bạn sẽ cảm thấy từ vựng và ngữ pháp bài 14 hơi phức tạp, tuy nhiên nếu chia nhỏ ra để học, các bạn sẽ thấy nó rất đơn giản và thú vị. Bạn biết không, nếu nắm bắt được bài học này, bạn gần như đã vượt qua được 90% nỗi sợ hãi khi học các dạng động từ trong tiếng Nhật rồi đấy.

Bài học tiếp theo: Từ vựng và ngữ pháp bài 15