Kính ngữ là gì? Có mấy kiểu kính ngữ và cách sử dụng kính ngữ như nào trong giao tiếp?…Từ vựng và ngữ pháp bài 49 sẽ giải quyết những câu hỏi mà bạn đang thắc mắc.
I. Từ vựng
NO | TỪ VỰNG | HÁN TỰ | ÂM HÁN | NGHĨA |
---|---|---|---|---|
1 | [かいしゃに~]つとめます | [会社に~]勤めます | HỘI XÃ CẦN | làm việc ở [công ty] |
2 | やすみます | 休みます | HƯU | nghỉ |
3 | [いすに~]かけます | [いすに~]掛けます | QUẢI | ngồi [ghế] |
4 | すごします | 過ごします | QUÁ | tiêu thời gian, trải qua |
5 | [ぎんこうに~]よります | [銀行に~]寄ります | NGÂN HÀNG KÝ | ghé qua [ngân hàng] |
6 | いらっしゃいます | ~ | ~ | ở, có, đi, đến (tôn kính ngữ của います、いきます và きます) |
7 | めしあがります | 召し上がります | TRIỆU THƯỢNG | ăn, uống (tôn kính ngữ của たべます và のみます) |
8 | おっしゃいます | ~ | ~ | nói (tôn kính ngữ của いいます) |
9 | なさいます | ~ | ~ | làm (tôn kính ngữ của します) |
10 | ごらんになります | ご覧になります | LÃM | xem, nhìn (tôn kính ngữ của みます) |
11 | ごぞんじです | ご存じです | TỒN | biết (tôn kính ngữ của しっています) |
12 | あいさつ | ~ | ~ | chào hỏi (~をします:chào hỏi) |
13 | はいざら | 灰皿 | HÔI MÃNH | cái gạt tàn |
14 | りょかん | 旅館 | LỮ QUÁN | khách sạn kiểu Nhật |
15 | かいじょう | 会場 | HỘI TRƯỜNG | hội trường, địa điểm tổ chức |
16 | バスてい | バス停 | ĐÌNH | bến xe buýt, điểm lên xuống xe buýt |
17 | ぼうえき | 貿易 | MẬU DỊCH | thương mại quốc tế, mậu dịch |
18 | ~さま | ~様 | DẠNG | ngài ~, ông ~, bà ~ (tôn kính ngữ của ~さん) |
19 | かえりに | 帰りに | QUY | trên đường về |
20 | たまに | ~ | ~ | thỉnh thoảng (tần suất nhỏ hơn ときどき) |
21 | ちっとも | ~ | ~ | chẳng ~ tí nào, không hề |
22 | えんりょなく | 遠慮なく | VIỄN LỰ | không giữ ý, không làm khách, đừng ngại ngùng |
23 | ―ねん―くみ | ―年―組 | NIÊN TỔ | lớp -, năm thứ – |
24 | では | ~ | ~ | thế thì, vậy thì (thể lịch sự củaじゃ) |
25 | 「ねつ」 だします | [熱を~]出します | XUẤT NHIỆT | bị [sốt] |
26 | 2よろしくおつたえください | よろしくお伝えください。 | TRUYỀN | Cho tôi gởi lời hỏi thăm./ hãy nhắn lại với ~. |
27 | しつれいいたします | 失礼いたします。 | THẤT LỄ | Xin phép anh/chị (khiêm nhường ngữ của しつれいします) |
28 | ひまわりしょうがっこう | ひまわり小学校 | TIỂU HỌC HIỆU | tên một trường tiểu học (giả tưởng) |
29 | こうし | 講師 | GIẢNG SƯ | giảng viên, giáo viên |
30 | おおくの~ | 多くの~ | ĐA | nhiều ~ |
31 | さくひん | 作品 | TÁC PHẨM | tác phẩm |
32 | じゅしょうします | 受賞します | THỤ THƯỞNG | nhận giải thưởng, được giải thưởng |
33 | せかいてきに | 世界的に | THẾ GIỚI | tầm cỡ thế giới, mang tính thế giới |
34 | さっか | 作家 | TÁC GIA | nhà văn |
35 | ~でいらっしゃいます | ~ | ~ | là ~(tôn kính ngữ của です) |
36 | ちょうなん | 長男 | TRƯỞNG NAM | trưởng nam |
37 | しょうがい | 障害 | CHƯỚNG HẠI | khuyết tật, tàn tật |
38 | おもちです | お持ちです | TRÌ | có (cách nói tôn kính ngữ của もっています) |
39 | さっきょく | 作曲 | TÁC KHÚC | sáng tác nhạc |
40 | かつどう | 活動 | HOẠT ĐỘNG | hoạt động |
41 | それでは | ~ | ~ | bây giờ thì, đến đây |
42 | おおえけんざぶろう | 大江健三郎 | ĐẠI GIANG KIỆN TAM LANG | một nhà văn người Nhật (1935-) |
43 | とうきょうだいがく | 東京大学 | ĐÔNG KINH ĐẠI HỌC | đại học Tokyo |
44 | ノーベルぶんがくしょう | ノーベル文学賞 | VĂN HỌC THƯỞNG | giải thưởng Nobel văn học |
II. Ngữ pháp
1. Kính ngữ
Là cách thể hiện sự tôn trọng của người nói với người nghe hay người được nói tới
Việc dùng kính ngữ phụ thuộc vào 3 yếu tố :
- Nếu người nói có địa vị hay tuổi tác thấp hơn người nghe thì phải dùng kính ngữ để biểu thị sự kính trọng với người nghe
- Nếu người nói có mối quan hệ không thân lắm với người nghe như mới lần đầu gặp thì người nói dùng kính ngữ để thể hiện sự kính trọng với người nghe
- Quan hệ bên trong và bên ngoài. Quan hệ bên trong chỉ những người thuộc một nhóm nào đó(gia đình, công ty,…), quan hệ bên ngoài là những người không ở trong các nhóm đó. Khi người nói nói với người ngoài về một người cùng trong nhóm với mình, thì lúc đó người được nói tới lại có vị trí tương đương với người nói dù trong nhóm lại có vị trí cao hơn đi chăng nữa
2. Các loại kính ngữ
Có 3 loại kính ngữ :
- そんけいご : tôn kính ngữ
- けんじょうご : khiêm nhường ngữ
- ていねいご : thể lịch sự
3. Tôn kính ngữ (そんけいご)
Được dùng để thể hiện sự kính trọng, tôn trọng của người nói với người nghe hoặc người được nói tới, khi nói về sự kiện hay đồ vật liên quan đến người nghe.
A. Động từ
Cách chia động từ
Động từ nhóm 1 : Chuyển dãy âm cuối [い] —--> [あ] + [れる]
Động từ nguyên dạng | Tôn kính ngữ |
かく | かかれる |
きく | きかれる |
およぐ | およがれる |
のむ | のまれる |
あそぶ | あそばれる |
まつ | またれる |
とる | とられる |
あう | あわれる |
はなす | はなされる |
Động từ nhóm 2: Thêm [られる] vào sau động từ
Ví dụ :
たべる ーーー> たべられる
みる ーーー> みられる
しかる ーーー> しかられる
Động từ nhóm 3
きる ーーー> きられる
する ーーー> される
お động từ thể ます に なります
Mẫu câu này thể hiện Mức độ tôn kính cao hơn ở trên. Không sử dụng mẫu câu này đối với các động từ thể ます có 1 âm tiết hay thuộc nhóm 3.
Ví dụ :
しゃちょうは もうおかえりに なりました
Giám đốc đã về rồi
Những tôn kính ngữ đặc biệt
Động từ | Tôn kính ngữ đặc biệt |
いきます | いらっしゃいます |
きます | いらっしゃいます |
たべます | めしあがります |
のみます | めしあがります |
いいます | おっしゃいます |
しっています | ごぞんじです |
みます | なさいます |
くれます | くださいます |
Động từ thể ます + ください
Cách dùng : Khi nhờ ai đó làm một việc gì đó, chúng ta dùng cách nói này để thể hiện sự kính trọng
Ví dụ :
あちらからおはいりください
Xin mời anh chị đi vào từ phía kia
Chú ý : Cách này không áp dụng với những động từ tôn kính ngữ đặc biệt. Tuy nhiên đối với, đối với [めしあがります] thì chúng ta có thể nói [おめしあがりください](xin mời anh chị dùng) và [ごらんになります] thì là [ごらんください](Xin mời anh/ chị xem)
B. Danh từ
Khi thêm [お] với từ thuần Nhật hoặc [ご] với từ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc trước một (cụm) danh từ, tính từ và phó từ thì các bộ phận ấy trở thành kính ngữ.
Ví dụ : [お]
Danh từ : おくに, おなまえ, おしごと
Tính từ な : おげんき, おじょうず, おひま
Tính từ い : おいそがしい, おわかい
Ví dụ : [ご]
Danh từ : ごかぞく, ごいけん, ごりょこう
Tính từ đuôi な : ごねっしん、ごしんせつ
Tính từ đuôi い : ごじゆうに
4. Kinh ngữ và kiểu của câu văn
Kinh ngữ không chỉ có thể lịch sự mà còn có thể thông thường. Khi chúng ta để thể thông thường ở cuối câu thì câu văn sẽ thành thể thông thường.
Những câu văn thể thông thường thường xuất hiện khi người nói nói (kể) với bạn thân của mình về một ai đó với cách nói tôn kính để biểu thị sự kính trọng.
Ví dụ :
ぶちょうはなんじにいらっしゃる?
Mấy giờ trưởng phòng sẽ đến
5. Tính nhất quán của việc dùng kính ngữ trong câu văn
Khi dùng kính ngữ không nên chỉ dùng cho một bộ phận từ của câu mà nên dùng với các từ khác để đảm bảo tính nhất quán của khi sử dụng kính ngữ.
Ví dụ :
ぶちょうのおくさまもごいっしゃにゴルフにいかれます
Vợ của trường phòng cũng đi chơi golf cùng
6. ~まして
Khi muốn nói một cách lịch sự thì động từ thể て còn được biến đổi thành động từ thể まして. Trong câu để đảm bảo tính nhất quán thì động từ [~まして] thường được dùng
Ví dụ :
Nhung がゆうべねつだしまして、けさもまださがらないんです
Tối qua Nhung bị sốt, sáng nay nhiệt độ vẫn chưa hạ
Các bạn có thấy cách dùng thế nào? Có phải dễ học lắm không? Từ vựng và ngữ pháp bài 49 đến đây là hết rồi. Đừng quên luyện tập và chuẩn bị tinh thần lên dây cót cho bài học tiếp theo dưới đây nhé!
Bài học tiếp theo: Từ vựng và ngữ pháp bài 50