Tìm hiểu công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản

Thuộc nhóm ngành xây dựng, công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản là một trong các đơn hàng có mức thu nhập cao và luôn trong trạng thái thiếu nhân lực. Đây là công việc không yêu cầu cao về tay nghề nhưng đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt. Cùng Vinanippon tìm hiểu chi tiết công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản trong bài viết dưới đây!

1. Công việc sơn xây dựng là gì?

Sơn xây dựng là quá trình thực hiện sơn lớp phủ lên các bề mặt của công trình xây dựng. Công việc gồm các công đoạn sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Đây là bước quan trọng đảm bảo sơn bám chắc và chặt trên bề mặt. Ở bước này, người lao động làm các công việc như: Làm sạch bền mặt để loại bỏ những bụi bẩn, sơn cũ, vết dầu mỡ,… Đồng thời, sử dụng những chất tẩy rửa và giấy nhám để chà, tạo nên bề mặt đồng nhất, sạch sẽ.

Bước 2: Sửa chữa bề mặt

  • Nếu trên bề mặt xuất hiện các vết nứt, vết thô sơ, người lao động cần phải khắc phục và sửa chữa trước khi sơn bằng cách lấp đầy bằng vật liệu chuyên dụng.

Bước 3: Pha trộn sơn

  • Các loại sơn xây dựng sẽ được pha trộn bằng tay hoặc bằng máy tùy theo chất liệu sơn để đảm bảo chất lượng sơn được đồng đều.

Bước 4: Thực hiện sơn

  • Sau khi pha trộn sơn thành công và đúng, đủ tiêu chuẩn, người lao động sẽ sử dụng các công cụ như cuộn sơn, bàn chải, máy phun sơn để thực hiện sơn lớp phủ lên trên bề mặt.

Bước 5: Hoàn thiện và kiểm tra

  • Sau khi hoàn thành việc sơn xong, người lao động tiếp thục kiểm tra lại và hoàn thiện những chỗ còn thiếu sót, đảm bảo lớp sơn phải đều màu và đẹp mắt.

Như vậy, công việc sơn xây dựng đòi hỏi người lao động phải tỉ mỉ và có yêu cầu kỹ thuật cao.

Công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản

2. Công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản

Khi làm công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản, người lao động sẽ thực hiện các công việc như sau:

  • Chuẩn bị bề mặt: Trước khi bắt tay vào sơn bề mặt, người lao động phải đảm bảo bề mặt sơn phải sạch, mịn, các lớp sơn cũ đã được loại bỏ và không còn bụi cẩn trên bề mặt
  • Pha trộn sơn: Tiếp theo, người lao động bắt đầu pha trộn sơn. Yêu cầu phải đúng vơi tỉ lệ, độ nhớt phải phù hợp với yêu cầu, công thức
  • Sơn bề mặt: Sau khi đã kiểm tra bề mặt và chuẩn bị sơn, bước tiếp theo là sơn bề mặt theo yêu cầu của khách hàng, cấp trên. Người lao động sẽ sử dụng các công cụ như bài chải, máy phun sơn, cuộn sơn, máy cắt,… trong quá trình sơn bề mặt
  • Kiểm tra, sửa chữa: Sau khi sơn xong, để đảm bảo bề mặt được sạch, đẹp và không còn lỗi, người lao động tiến hành kiểm tra chất lượng bề mặt và sửa chữa nếu cần thiết
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác: Sau khi hoàn thiện công việc sơn xây dựng, người lao động tiến hành thu dọn, làm sạch dụng cụ và thực hiện các yêu cầu khác liên quan đến công việc sơn từ quản lý, cấp trên

Công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản đòi hỏi người lao động phải có kiến thức về chuyên ngành và kỹ thuật sơn. Đồng thời, thành thạo sử dụng các công cụ và đọc hiểu về các bản vẽ kỹ thuật. Ngoài ra, người lao động cần phải có sự tỉ mỉ, tận tâm và sức khỏe tốt để hoàn thiện công việc một cách tốt nhất.

3. Ưu điểm và nhược điểm của công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản

Về ưu điểm

  • Công việc không quá phức tạp: Công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản không đòi hỏi cao về kỹ năng chuyên môn. Vì thế, đây sẽ là một sự lựa chọn tốt cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
  • Lương cao: Công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản có mức lương tương đối tốt, mức lương dao động từ 30 – 38tr Vnđ, đặc biệt là lương sẽ cao hơn khi làm việc tại các nước phát triển như Nhật Bản.
  • Cơ hội học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm làm việc từ nước phát triển TOP đầu trên thế giới: Bên cạnh học thêm về kỹ năng sơn, người lao động còn được học hỏi thêm các kỹ năng như: lắp đặt thiết bị, sửa chữa và điều khiển máy móc,…
  • Cơ hội làm việc tại đất nước phát triển hàng đầu trên thế giới: khi tham gia đơn hàng sơn xây dựng tại Nhật Bản, người lao động còn có thể làm việc tại các quốc gia phát triển khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,… Điều này giúp người lao động học hỏi , trải nghiệm văn hóa của các quốc gia khác

Về nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mà đơn hàng Sơn xây dựng mang lại, thì công việc này còn một số nhược điểm như sau:

  • Đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt: Công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản đòi hỏi người lao động phải đứng lâu, vận động nhiều nên phải có sức khỏe ổn định, tốt và sức chịu đựng cao
  • Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn lao động
  • Công việc làm theo ca: Công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản đòi hỏi người lao động thường phải làm theo ca, có khi phải làm ca đêm hoặc ca sáng

Trên đây, Vinanippon đã chia sẻ với bạn về công việc sơn xây dựng tại Nhật Bản. Nếu bạn có mong muốn, nguyện vọng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đơn hàng này, hãy liên hệ ngay với Vinanippon để được tư vấn và hỗ sợ sớm nhất. Chúc các bạn thành công!