Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang dần trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Bên cạnh những mặt tích cực của ngành nghề này thì cùng có rất nhiều thông tin sai lệch và tiêu cực. Điều này khiến người lao động hiểu sai về XKLĐ Nhật Bản. Dưới đây là những hiểu nhầm khi đi XKLĐ Nhật Bản đã được Vinanippon tổng hợp và đính chính lại. Hãy xem ngay để có cái nhìn đúng đắn và rõ nét nhất về con đường này nhé!
1. Thủ tục đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản khó và phức tạp
“Để đến Nhật Bản làm việc, bạn phải chuẩn bị rất nhiều thủ tục rắc rối và phức tạp”. Đây là một thông tin hoàn toàn sai lệch. Nhưng nhiều bạn lại tin là thật mà không chịu tìm hiểu. Trên thực tế, từ lúc đăng ký đơn hàng đi XKLĐ Nhật Bản đến lúc bạn đủ điều kiện xuất cảnh chỉ mất tối đa 7-8 tháng. Trong đó đã bao gồm thời gian sơ tuyển, học tiếng, xin visa và xuất cảnh. Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký cũng không quá rườm rà, chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 ngày là hoàn thiện. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch
- Giấy xác nhận dân sự đã có dấu đỏ của địa phương nơi cư trú
- 01 bản sao công chứng các loại bằng cấp
- 01 bản giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân
- Căn cước công dân, sổ hộ khẩu và giấy khai sinh. Mỗi loại 1 bản.
- Giấy khám sức khỏe
- Ảnh thẻ 4×6: 06 ảnh
Xem chi tiết Thủ tục cần chuẩn bị khi đi XKLĐ TẠI ĐÂY
2. Xuất khẩu lao động Nhật Bản yêu cầu người lao động có trình độ cao và bằng cấp – Những hiểu nhầm khi đi XKLĐ Nhật Bản
Trong thời gian 13 năm làm về XKLĐ Nhật Bản, Vinanippon đã nhận được câu hỏi “Trình độ văn hóa của em thấp thì có đến Nhật Bản làm việc được không?” từ vô số người lao động. Có nhiều bạn thậm chí đã bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để đăng ký đi XKLĐ Nhật Bản chỉ vì nghe vào lời đồn thổi không thể đến Nhật Bản nếu không có trình độ văn hóa.
Điều này không hoàn toàn sai, nhưng nó chỉ áp dụng cho những đơn hàng đặc trưng và đòi hỏi có kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề như: Đơn hàng kỹ sư, điều dưỡng. Đối với các đơn hàng phổ thông khác, người lao động chỉ cần đáp ứng đủ những yêu cầu như: Nằm trong độ tuổi quy định, có sức khỏe tốt, đã tốt nghiệp từ THCS,… là có thể đăng ký đi XKLĐ Nhật Bản.
Hiểu nhầm về trình độ văn hóa là một trong những hiểu nhầm khi đi XKLĐ Nhật Bản nghiêm trọng mà người lao động cần phải chú ý.
3. Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tốn kém nhiều chi phí – Hiểu nhầm khi đi XKLĐ Nhật Bản
Đi XKLĐ Nhật Bản tốn nhiều chi phí được coi là hiểu nhầm khi đi XKLĐ Nhật Bản nghiêm trọng nhất. Xét về bản chất, chương trình phái cử nhân lực có mục đích chính là rèn luyện, nâng cao kỹ năng tay nghề và đem lại nguồn thu nhập tốt cho người lao động. Do vậy, nếu đi XKLĐ Nhật Bản mà tốn kém nhiều thì khó phù hợp với lao động Việt Nam.
Trên thực tế, bạn sẽ không mất quá nhiều chi phí để được sang Nhật Bản làm việc. Chỉ trừ trường hợp, bạn gặp phải công ty không uy tín hoặc đi qua mô giới. Nếu bạn đăng ký đi XKLĐ trực tiếp tại công ty thì chi phí sẽ giảm đáng kể. Vì thế, hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi đặt bút đăng ký để tránh tiền mất tật mang.
4. Làm việc tại Nhật Bản rất vất vả – Hiểu nhầm khi đi XKLĐ Nhật Bản
Nếu bạn tham gia các hội nhóm chia sẻ về làm việc, XKLĐ Nhật thì sẽ không thể không gặp những bài viết mang tính tiêu cực về công việc, cuộc sống ở Nhật. Thực chất, đây chỉ là cái nhìn phiến diện và một chiều từ một góc nhìn vô cùng nhỏ. Trước khi sang Nhật, các bạn phải xác định rõ tư tưởng là bản thân mình đi làm kiếm tiền để chăm lo cho cuộc sống và tương lai, không phải đi chơi. Đã là kiếm tiền thì không ở đâu dễ kiếm cả. Vì thế, bạn hãy mở rộng tầm nhìn để không bị che mắt bởi những thông tin lệch lạc, làm lung lay ý chí của mình. Đây là hiểu nhầm khi đi XKLĐ Nhật Bản mà bạn cần tỉnh táo.
Tuy nhiên, nếu so sánh khi làm việc tại Việt Nam, thì ở Nhật Bản sẽ có những ưu điểm sau:
- Môi trường an toàn, hiện đại
- Phù hợp với sức khỏe của người lao động
- Có trang thiết bị tiên tiến hàng đầu thế giới hỗ trợ, không phải bỏ ra nhiều công sức.
- Có nhiều công việc làm việc trong nhà xưởng mà không chịu tác động của khí hậu bên ngoài.
5. Thật giỏi tiếng Nhật mới đi XKLĐ được
Như chia sẻ ở trên, ngoài 2 đơn hàng yêu cầu về trình độ và kỹ năng đó là Điều dưỡng và Kỹ sư thì hầu hết các đơn hàng khác yêu cầu tương đối dễ dàng. Khi thi tuyển đầu vào, các ứng viên chỉ cần học thuộc cách chào hỏi và giới thiệu bản thân. Sau khi trúng tuyển, người lao động sẽ được đào tạo từ 4-8 tháng về tiếng Nhật.
Tóm lại, dù không biết tiếng bạn vẫn có thể đăng ký các đơn hàng đi XKLĐ Nhật Bản được. Tuy nhiên, sau khi trúng tuyển đơn hàng, hãy học tiếng thật chăm chỉ để không bị bỡ ngỡ khi sang Nhật làm việc nhé.
6. Công ty XKLĐ nào cũng như nhau
Những năm trước, khi Internet và mạng xã hội chưa phát triển như hiện nay, đã có rất nhiều người bị lừa đảo và mất một khoản tiền rất lớn để đăng ký đi Nhật Bản mà không thể đi. Vì vậy, mọi người thường truyền tai nhau rằng: Những công ty đó đều lừa đảo và số tiền khổng lồ, may mắn thì sang được, còn không may mắn thì vừa mất tiền vừa ôm một khoản nợ không lồ. Đây là hiểu nhầm khi đi XKLĐ Nhật Bản đã ăn sâu vào tư tưởng của mọi người.
Như các bạn đã biết, các công ty xuất khẩu lao động (hay còn gọi là đơn vị phái cử nhân lực) là đơn vị trung gian giữa các công ty, xí nghiệp Nhât Bản và người lao động. Để đi XKLĐ, người lao động có thể đăng ký qua 2 cách:
- Đăng ký qua Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
- Đăng ký qua các công ty phái cử nhân lực
Dù là Bộ Lao động hay các Công ty phái cử thì đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, nếu đăng ký qua các công ty phái cử, bạn hãy ưu tiên những công ty có đặc điểm sau:
- Địa chỉ rõ ràng
- Thu phí phù hợp (Không quá cao cũng không quá thấp)
- Các loại chi phí minh bạch, rõ ràng…
Từ những chi tiết kể trên, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy việc lựa chọn công ty phái cử là điều vô cùng quan trọng. Và Vinanippon là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phái cử nhân lực sang Nhật Bản với hơn 13 năm hoạt động và thành công đưa +10.000 sang Nhật làm việc. Đừng để những hiểu nhầm khi đi XKLĐ Nhật Bản không đáng có làm ảnh hưởng tới tương lai của bản thân nhé! Nếu còn thắc mắc gì về XKLĐ Nhật Bản, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ.