NHỮNG ĐIỀU BẠN NHẬN ĐƯỢC KHI ĐI XKLĐ NHẬT BẢN?!

Nếu bạn có ý định chọn Nhật Bản hay bất kì quốc gia nào khác để đi xuất khẩu lao động nghĩa là bạn phải chấp nhận làm việc và sinh sống nơi đất khách quê người.
Có thể bạn sẽ đi 1 năm hay 3 năm thì việc đi Nhật sẽ khiến bạn nhận được nhiều thứ.
Vậy khi lựa chọn đi Nhật Bản sẽ giúp bạn tích lũy được những điều gì?

1.THU NHẬP

Khoản thu nhập đôi với người xuất khẩu lao động sang Nhật Bản cao hơn mức bình thường so với các nước khác. Nhật Bản được chọn là điểm đến đầy hứa hẹn đối với lực lượng lao động từ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam bởi những chính sách và quyền lợi vô cùng hợp lý cho người lao động. Số tiền bạn bỏ ra để xuất khẩu lao động tại Nhật sẽ nhanh chóng được “thu hồi vốn” nếu bạn chăm chỉ cố gắng. Với mức thu nhập trung bình từ 20 – 35 triệu sau khi đã trừ đi các chi phí bỏ ra thì chỉ khoảng 1 năm sau bạn đã có thể tích lũy cho mình một số tiền thu nhập không hề nhỏ. Điều này sẽ khó thành sự thực nếu bạn chỉ là lao động cơ bản ở Việt Nam. Cho nên, các bạn có thể dễ dàng so sánh được cho bạn thân mình để nhận ra đâu là cơ hội thực sự cho bản thân.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM RỘNG MỞ:

Với việc tu nghiệp và tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, bạn hoàn toàn có cơ hội chinh phục bộ môn ngôn ngữ vô cùng khó nhằn – tiếng Nhật. Vốn được coi là một dòng tiếng “hiếm” bởi độ phức tạp của nó, những người sở hữu kỹ năng tiếng Nhật sẽ vô cùng thuận lợi khi về nước và làm cho các cơ quan liên doanh Nhật Bản. Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ sau thời gian tu nghiệp tại Nhật Bản đã trở về và được làm việc trong những doanh nghiệp lớn, với mức thu nhập cũng không hề nhỏ.

3. TÍCH LŨY KINH NGHIỆM VÀ TÁC PHONG LÀM VIỆC:

Trong một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi danh thiếp một cách trịnh trọng nhất.

Khi nhận danh thiếp của đối tác, bạn phải nhận bằng hai tay và đọc lại những thông tin được in trên đó một cách cẩn thận, sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt trên bàn ngay trước mặt của người đối diện, sử dụng nó trong cuộc nói chuyện khi cần. Nếu bạn cất luôn tấm danh thiếp vào túi sẽ bị cho là không tôn trọng người khác.

Trong những cuộc họp, người Nhật luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình ý kiến. Văn hóa của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quý mà họ để lại. Dù ở cấp bậc nghề nghiệp như nhau, nhưng đối với những người lớn tuổi hơn thì phải tôn trọng những ý kiến của họ.
Đây chỉ là một trong những điều nhỏ mà người Nhật có thể giúp chúng ta học hỏi những đức tính tốt để hoàn thiện bản thân mình trong tương lai.

 4. HỌC HỎI KỸ NĂNG SỐNG:

Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.

Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “cao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Nhắc tới phong cách làm việc của người Nhật, người ra dễ dàng nghĩ ngay đến đặc điểm này.

Cách ứng xử khôn khéo, mềm mỏng, lịch sự trong việc làm cùng với môi trường tốt đã giúp người Nhật có những thành công tuyệt vời trong kinh doanh.

Các bạn đã học tập được những gì từ cách ứng xử đó?

 

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VINANIPPON – 0⃣9⃣7⃣5⃣0⃣8⃣2⃣9⃣8⃣2⃣
Website: vinanippon.edu.vn
CS1: Số 981, Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.
CS2: Số 98 Phạm Văn Chiêu, phường 9, quận Gò Vấp, thành phố HCM
CS3: Tầng 5 tòa nhà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
CS4: Trường Đại học Thủy Lợi, Tiên Lữ, Hưng Yên.