Thực trạng DHS khi đến Nhật Bản học tập và bị trục xuất về nước ngày càng tăng lên. Lý do lớn là do các bạn nhầm lẫn giữa xuất khẩu lao động và du học. Thực trạng này dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với hình ảnh cộng đồng người Việt. Càng khiến cho Chính phủ Nhật Bản khắt khe trong các chính sách quản lý. Đặc biệt, việc bị trục xuất về nước khiến cho giấc mơ du học phải khép lại.
Tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa xuất khẩu lao động và du học?
Tỉ lệ du học sinh bị trục xuất về nước ngày càng cao. Điều này khiến các em học sinh hoang mang khi đăng ký đi du học Nhật Bản. Đa số những thắc mắc của họ đều chưa có đáp án chuẩn chỉnh và chính xác. Chẳng hạn như Việc xét duyệt visa du học Nhật có khó khăn hơn khi tỉ lệ du học sinh bị trục xuất về nước cao? Chính sách quản lý du học sinh điều chỉnh như thế nào? Du học sinh còn hấp dẫn không khi cơ hội kiếm tiền khó hơn?…
Vì chưa tìm được đáp án nên những bạn đang có ý định đi du học đều dè chừng. Thậm chí là rút lại thủ tục và hồ sơ du học. Vậy, Vinanippon xin khẳng định với các bậc phụ huynh và các em học sinh rằng: “Cơ hội du học Nhật Bản vẫn rất rộng mở, nhưng các em không được có tư duy đánh đồng xuất khẩu lao động và du học“.
Du học được chia làm 2 hình thức:
- Hình thức du học tự túc.
- Du học do nhận được học bổng.
Có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa xuất khẩu lao động và du học tự túc. Tính đến năm 2017, có khoảng 61.671 sinh viên Việt Nam theo học tại Nhật Bản. Trong đó, du học theo hình thức tự túc chiếm 80%.
Đến năm 2011, hình thức du học tự túc ngày càng phổ biến. Bởi vì có thêm nhiều cơ hội làm thêm, tăng thu nhập cho sinh viên. Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện cho sinh viên nước ngoài được làm thêm để tăng giảm bớt gánh nặng học phí, sinh hoạt phí. Đồng thời tăng khả năng giao tiếp của du học sinh để hòa nhập nhanh hơn với môi trường sống. Tuy nhiên, cơ hội làm thêm càng rộng mở thì đồng nghĩa du học sinh lại có thêm cám dỗ. Họ phải cân bằng giữa việc học làm làm.
Chúng ta phải xác định rõ ràng rằng: Bản chất của việc du học là Nâng cao tri thức để phục vụ cho tương lai lâu dài sau này. Việc học là đầu tư dài hạn. Còn nếu bạn muốn kiếm tiền nhanh chóng thì hãy xem xét lại kế hoạch của mình và điều chỉnh nó.
Việc điều chỉnh chính sách quản lý của Chính phủ Nhật Bản có khó khăn gì?
- Các trường Nhật ngữ, đại học, cao đẳng sẽ thận trọng hơn khi lọc hồ sơ của sinh viên. Thêm vào đó, từ năm 2018 Bộ Tư pháp Nhật Bản đóng của 50% trường dạy tiếng Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn học tại các cơ sở nếu không chứng mình được khả năng đào tạo. Hoặc cơ sở hoạt động lâu năm có tỉ lệ học sinh bỏ trốn cao thì cơ hội trúng tuyển sẽ khó khăn hơn.
- Tỉ lệ trượt COE và Visa tăng. Điều này do quy trình xét duyệt của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản và Đại sứ quán nghiêm ngặt hơn.
- Khả năng gia hạn visa du học chuyển đổi sang Visa lao động thấp. Điều này là do nâng cao điều kiện xét tuyển.
Nhật Bản còn thu hút du học sinh khi ngày càng khắt khe và nghiêm ngặt hơn?
Nhật Bản luôn luôn là điểm đến học tập hấp dẫn đối với các bạn trẻ Việt Nam. Lý do cơ hội phát triển nghề nghiệp sau khi kết thúc chương trình du học. Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đang không ngừng rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Vì thế, đây là cơ hội tốt cho các bạn am hiểu cách thức làm việc và biết tiếng Nhật. Đồng thời, doanh nghiệp Nhật Bản đang ưu tiên sử dụng nhân lực quốc tế.
Những chính sách điều chỉnh trên chỉ để đảm bảo du học sinh đến Nhật Bản làm việc với lý do không chính đáng. Mà nguyên nhân bắt nguồn việc này là do sự nhầm lẫn giữa xuất khẩu lao động và du học. Điều này mới dẫn đến tình trạng du học sinh bỏ trốn ngày càng cao.
Hãy định hướng rõ ràng dự định, kế hoạch của mình nếu bạn đang có kế hoạch đến Nhật Bản học tập. Và đừng nhầm lẫn giữa xuất khẩu lao động và du học để tránh những điều đáng tiếc xảy ra nhé!