Mộc xây dựng là công việc gắn liền với các công trình xây dựng như làm cửa, ván khuôn, khuôn cửa, tủ bếp, ốp lát dầm sàn,… Tại Nhật Bản, các công trình xây dựng ngày một phát triển mạnh mẽ do dân số tăng, nhu cầu về nhà ở, đời sống, công việc của người dân cũng tăng mạnh. Với đặc điểm dân số già hóa, Nhật Bản đang thiếu hụt số lượng lớn lao động trẻ làm việc trong những ngành này. Vì thế, Chính phủ Nhật Bản đang có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút lao động nước ngoài đến làm việc. Người lao động khi đi XKLĐ Ngành Mộc xây dựng tại Nhật Bản sẽ được hưởng nhiều quyền lợi do ngành này đang thiếu hụt lao động trầm trọng.
1. Ngành Mộc xây dựng tại Nhật Bản là ngành nghề phục vụ nhu cầu thiết yếu tại Nhật Bản
Từ rất lâu đời, Nhậy Bản đã đưa các kiến trúc gỗ vào hầu hết các công trình từ nhà ở đến đền thờ hay kiến trúc cung đình. Gỗ được sử dụng từ sàn nhà, tường nhà, vách ngăn, trần nhà,… Vì thế mà ngành Mộc xây dựng không chỉ có lịch sử phát triển lâu đời mà còn có kỹ thuật điêu khắc, trạm trổ cực kỳ tịnh xảo.
Ngày nay, dù trải qua rất nhiều thời kỳ đổi mới và được cách tân nhưng phần lớn, các công trình về nhà ở tại Nhật Bản đều sử dụng vật liệu gỗ cho trần nhà, cửa, sàn nhà,… Chúng ta không khó để tìm thấy những sản phẩm làm từ gỗ trong các văn phòng, gia đình,… của người Nhật thông qua các bộ phi, tin tức, sách báo,…
Vì thế, trong xây dựng ở Nhật bản có 2 nhóm chính luôn ứng dụng ngành mộc, đó là Công trình kiến trúc cổ/ nhà lâu năm cần trùng tu Hoặc Các công trình đang trong quá trình hoàn thiện cần vật liệu mộc xây dựng để hoàn thành công trình. Thông thường, những vật liệu này sẽ được nhà thầu đến xử lý và lắp đặt.
Tựu chung lại, ngành Mộc xây dựng tại Nhật Bản đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành xây dựng. Đây là ngành phục vụ trực tiếp cho nhu cầu về nhà ở của người dân xứ sở Mặt trời mọc.
2. Ngành Mộc xây dựng Nhật Bản có yêu cầu kỹ thuật gì đối với thực tập sinh
Đặc thù công việc của ngành mộc xây dựng tại Nhật Bản là làm việc trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Ngoài thi công gỗ như gia công, lắp ráp, thi công để việc xây dựng được hoàn thiện theo kế hoạch thì người lao động còn thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu xây dựng khác như kim loại, nhựa, gốm sứ,… Đây là công việc kết hợp giữa làm ngoài trời và trong nhà. Bên cạnh đó, người lao động còn phải làm các công việc như tháo dỡ cốp pha, dựng khung nhà gỗ, lắp ghép cốp pha, gia công các thiết bị gỗ trong nhà, hoàn thiện nội thất
Để đáp ứng được yêu cầu về công việc, người lao động cần phải có những kiến thức về đặc tính của vật liệu xây dựng phần cứng ghép nối, chất kết dính,… Đồng thời còn phải sử dụng thành thạo, chuyên nghiệp các công cụ như bào, đụng, công cụ gia công, dụng cụ điện,… là những yêu cầu cần có của người thợ mộc.
Đây là công việc khó phần khó khăn và vất vả hơn so với các ngành nghề khác, công việc phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Vì vậy, ngành mộc xây dựng tại Nhật Bản phù hợp với những bạn không ngại khó, ngại khổ, năng đọng và những bạn không thích làm công việc gò bó trong nhà xưởng.
3. Những ưu điểm và nhược điểm khi đi XKLĐ ngành Mộc xây dựng tại Nhật Bản
3.1 Về ưu điểm
- Ngành mộc xây dựng tại Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng cao do dân số Nhật Bản già hóa, thường xuyên thiếu nhân lực.
- Mức thu nhập cao do đặc thù công việc vất vả và khó khăn hơn, đồng thời người lao động phải thường xuyên tăng ca để đáp ứng tiến độ của công trình
- Người lao động làm việc với sự hỗ trợ của máy móc, giảm thiểu tối đa sức lao động chân tay
- Được học hỏi nhiều kỹ năng liên quan đến công việc mộc và các kiến thức trong ngành xây dựng
- Môi trường linh hoạt, không nhàm chán.
3.2 Về nhược điểm
- Ngành mộc xây dựng tại Nhật Bản vất vả hơn so với các công việc cùng ngành
- Công việc làm liên tục, đôi khi không có ngày nghỉ
- Nếu không chấp hành tốt về an toàn lao động sẽ rất dễ gặp tai nạn lao động
Trên đây, Vinanippon đã chia sẻ với bạn về ngành Mộc xây dựng tại Nhật Bản. Nếu bạn đang có nguyện vọng đi XKLĐ Nhật Bản đơn hàng này, hãy liên hệ ngay với Vinanippon để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất. Chúc các bạn thành công!