COE là gì? Những điều cần biết xin COE đi du học Nhật Bản 2020

giay-chung-nhan-tu-cach-luu-tru-coe-nhat-ban

Du học Nhật Bản là mảnh đất mơ ước của rất nhiều học sinh cũng như người lao động. Để xuất cảnh sang Nhật, bạn phải chuẩn bị rất nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan. Trong đó, giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) là loại giấy tờ quan trọng nhất. Vậy bạn đã biết cách xin COE du học Nhật Bản 2020 chưa?

Nếu chưa, hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

COE là gì? Tại sao du học Nhật Bản lại cần COE

COE là giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) theo tiếng Nhật là 有資格証明書, theo tiếng Anh là Certificate of Eligibility. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là xác nhận của Cục Xuất Nhập Cảnh của Nhật bản về tư cách lưu trú hợp pháp của Bạn tại Nhật. Đây là Giấy chứng nhận bắt buộc phải có nếu Bạn dự định lưu trú tại Nhật trong thời gian hơn 90 ngày.

giay-chung-nhan-tu-cach-luu-tru-coe-nhat-ban
Giấy chứng nhận lưu trú tư cách COE Nhật Bản

COE và Visa có giống nhau?

Nhiều bạn lầm tưởng rằng COE và Visa là giống nhau hoặc có COE thì không cần xin visa nữa. Đây là một quan điểm chưa chính xác. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú được Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp, cho phép người nước ngoài có thể tham gia những hoạt động nhất định nào đó, hay có thể tham gia các hoạt động với tư cách là người có thân phận, địa vị nhất định nào đó trong thời gian lưu trú tại Nhật.

giay-chung-nhan-tu-cach-luu-tru-coe-nhat-ban
Sự khác nhau giữa COE và Visa

Trong khi đó, visa (hay thị thực nhập cảnh) do Đại sứ quán/Lãnh sự quán (ĐSQ/LSQ) Nhật tại nước ngoài cấp, cho phép người nước ngoài được nhập cảnh hoặc xuất cảnh vào Nhật Bản trong một thời gian. Hiểu đơn giản, nếu muốn du học tại Nhật, bạn cần xin COE rồi nộp hồ sơ xin visa du học.

Những trường hợp nào cần giấy chứng nhận lưu trú?

Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là loại giấy tờ cần thiết cho những tường hợp ở lại Nhật Bản trên 3 tháng. Do đó, những trường hợp đến Nhật Bản trong thời gian ngắn như: du lịch, họp hành, thăm người thân,…sẽ không cần giấy COE.
Giấy chứng nhận lưu trú thường áp dụng cho những trường hợp:

  • Du học sinh
  • Định cư lâu dài tại Nhật Bản
  • Sang Nhật làm việc

Do đó, tùy thuộc vào mục đích đến Nhật Bản của bạn là gì, các bạn hãy tự mình xác nhận mức độ quan trọng của giấy chứng nhận lưu trú nhé. Tránh trường hợp mất thời gian và tiền bạc không cần thiết.

Quy trình xin COE du học Nhật Bản 2020 tại Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia đòi hỏi nghiêm ngặt về độ chính xác các loại giấy nhập cư. Vì vậy mà quy trình cấp Giấy chứng nhận lưu trú tại Nhật Bản thường gây nhiều khó khăn. Cụ thể, bạn cần thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ cho Cục Xuất Nhập cảnh Nhật Bản
  • Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn
  • Bước 3: Xin Visa
  • Bước 4: Thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận lưu trú cho những trường hợp đủ điều kiện

Về thời gian cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là khoảng 2-3 tháng từ khi công ty tiếp nhận hồ sơ giấy chứng nhận. Thời hạn của giấy tờ này là 1 năm và 1 năm sau lại phải gia hạn 1 lần.

Một số lý do trượt xin COE du học Nhật Bản 2020

ĐIỀU KIỆNSTTKÝ HIỆULÝ DO
Không chấp nhận việc xin cấp COE  mà có hành vi gian lận1Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng.
ACó tiền sử đã từng xuất cảnh
BCó tiền sự bị trục xuất cảnh
CTình hình tạm trú, học tập trước không tốt
DKhông khai báo tiền sử xuất cảnh trước đây
2Qua xem xét lý lịch của người nộp đơn nhận thấy không tin cậy
AKhông có bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây
Bkhông chấp nhận các bằn chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây
CKhông chấp nhận hồ sơ lien quan đến người nộp đơn không đầy đủ
3Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ nộp.

Không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp.

AKhông có tính hợp lý trong lý do du học và quá trình học tậpC không tin tưởng vào việc học tập tiếng Nhật
BKhông có đầy đủ bằng chứng về năng lực, ý chí học tậpD không có đủ bằng chứng về năng lực tiếng Nhật
4Nhận thấy không có sự  tin tưởng trong hồ sơ nộp.

Không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp

ABằng tốt nghiệpGHọc bạ
BChứng nhận học tiếng NhậtHChứng nhận sinh viên
CBản công chứngIGiấy khai sinh
DSơ yếu lý lịchJSổ khổ khẩu
EChứng minh số dư ngân hàngKSổ ngân hàng, sao kê tiền gửi tiền rút
FChứng minh việc làm, chứng minh thu nhậpLKhác
5Nộp thiếu hồ sơ
Do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên nhận thấy không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi trả chi phí của người bảo lãnh
Không được thừa nhận việc phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định ở điều 7 khoản 1, mục 2 của pháp lệnh về kiểm soát xuất nhập cảnh và người tị nạn lien quan đến tư cách lưu trú khi đi du học6Liên quan đến người bảo lãnh.
AKhông tin tưởng việc có thể chi trả chi phí khi học tập và sinh hoạt ở trường này.
BKhông có đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định, liên tục trong quá trình học ( quá trình hình thành tài sản)
CVì hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh không đầy đủ nên độ tin cậy về nội dung liên quan đến cam kết chi trả chi phí cũng không đáng tin cậy.
DKhông có lý do chính đáng về việc hoàn trả chi phí của người nộp đơn cho người bảo lãnh.
7Lý do khác

Làm gì khi trượt xin COE du học Nhật Bản 2020?

2.1. Xác định rõ nguyên nhân trượt tư cách lưu trú Nhật

Sau khi trượt tư cách lưu trú, bạn cần phải xác định được nguyên nhân bị từ chối cấp COE. Tìm được nguyên nhân sẽ giúp bạn có phương hướng giải quyết hiệu quả. Những điều bạn nhận được ở lần thất bại này sẽ là kinh nghiệp quý báu cho lần xin tư cách lưu trú tiếp theo.

2.2. Chứng minh tài chính

Chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc của Cục xuất nhập cảnh (XNC) Nhật Bản để đảm bảo rằng ứng viên sẽ có đủ tiền để trang trải học phí và những chi phí sinh hoạt khác trong suốt thời gia du học tại Nhật Bản. Cục XNC sẽ đánh giá khả năng tài chính thông qua Sổ tiết kiệm ngân hàng và Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh cho ứng viên đó (thông thường là bố mẹ, anh chị ruột).

++ Sổ tiết kiệm ngân hàng: Khoản tiền trong sổ tiết kiệm của người bảo lãnh phải đạt không dưới 600 triệu đồng và thời hạn gửi tối thiểu là 01 năm. Số tiền gửi tiết kiệm dùng để đảm bảo rằng luôn có một khoản tiền cố định giúp du học sinh trang trải khi có bất kỳ phát sinh nào ngoài mong muốn tại Nhật.

++ Chứng minh thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh: Bất kể ngành nghề nào không vi phạm pháp luật đều được ĐSQ/LSQ công nhận. Tuy nhiên, hồ sơ thể hiện mức thu nhập hàng tháng cần phải mang tính pháp lý và mức thu nhập thực tế phải từ 30 triệu/tháng trở lên.

giay-chung-nhan-tu-cach-luu-tru-coe-nhat-ban

Người bảo lãnh có thể làm rất nhiều công việc khác nhau và hoàn toàn đảm bảo được mức thu nhập trên, nhưng chính việc có quá nhiều hồ sơ (vì nhiều nguồn thu) và không nắm được nguyên tắc “tính pháp lý – từ việc chọn cơ quan xác nhận, chứng thực đến việc chuẩn bị các tài liệu liên quan đến thuế, đăng ký kinh doanh,…” nên rất dễ bị đánh trượt.

2.3. Chuẩn bị hồ sơ cẩn thận

Một bộ hồ sơ xin xét duyệt COE của du học sinh cần đảm bảo tính logic, đầy đủ và thông tin hoàn toàn chính xác, trung thực. Những sai sót tưởng chừng rất nhỏ như nhầm lần giữa địa chỉ nhà ở hiện tại và trên sổ hộ khẩu cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn trượt COE và Visa du học Nhật Bản. Đặc biệt, nếu phát hiện ra hồ sơ của ứng viên có bất kỳ sự giả mạo nào, chắc chắn sẽ bị đánh trượt. Những ứng viên bị đánh trượt vì lỗi này, cơ hội làm lại hồ sơ coi như bằng 0.

++ Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, tài sản cần có dấu của cơ quan chức năng.

++ Trong trương hợp người bảo lãnh có nhiều nguồn thu nhập, cần giải trình rõ ràng, khoa học trong biên bản trình tài sản.

++ Tờ khai xin COE/Visa cần điền chính xác và đầy đủ thông tin. Cục Quản lý xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thường quan tâm đến các thông tin cá nhân của ứng viên như: Lịch sử xuất ngoại, họ hàng, người thân hiện đang sống tại Nhật.,… Ứng viên có thể bị đánh trượt nếu không khai thông tin của người thân trực hệ hiện đang sinh sống tại Nhật.

Đối với những người đã rớt tư cách lưu trú tại Nhật, bạn cần chờ 6 tháng sau mới có thể tiếp tục xin COE. Trong khoảng thời gian này, hãy chuẩn bị giấy tờ hồ sơ thật cẩn thận và chu đáo để đạt được kết quả tốt. Một điểu cần lưu ý đó là bạn nên giữ lại toàn bộ giấy tờ của lần xin COE trước trong trường hợp cần thiết. Chú ý bạn nên chuẩn bị cho việc giải trình lý do bị từ chối cấp tư cách lưu trú trong lần xin trước để có thể thuyết phục được Cục xuất nhập cảnh Nhật.

2.4. Nâng cao khả năng tiếng Nhật

Các trường Nhật ngữ và các cơ quan xét duyệt COE/Visa đều yêu cầu ứng viên đạt được khả năng tiếng Nhật nhất định trước khi đi du học. Do vậy, bạn luôn phải thể hiện quyết tâm bằng việc duy trì thái độ học tập nghiêm túc và xuyên suốt đến tận khi bay sang Nhật nhập học.

Trong thời gian 6 tháng này, bạn nên học tập và trau dồi khả năng tiếng Nhật của mình. Nếu có thể, hãy cố gắng thi và đạt được chứng chí tiếng Nhật cao hơn. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn dành cho bạn khi xin tư cách lưu trú khi đi du học Nhật Bản.
Bên cạnh khả năng tiếng Nhật nhất định, nếu bạn có một kế hoạch học tập được định hướng rõ ràng sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục để xin COE và Visa du học.

Xem thêm: Sự thật về du học Nhật Bản miễn phí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *