Trong kinh doanh phải dùng kính ngữ như thế nào?

Kính ngữ là những từ ngữ mang ý nghĩa kính trọng đối phương. Là một đất nước coi trọng lễ nghĩa, người Nhật sử dụng kính ngữ như một phép tắc bắt buộc và không được coi nhẹ. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh, kính ngữ được sử dụng như một câu cửa miệng. Điều này thể hiện được sự tôn trọng dành cho đối phương. Nếu như đang hoặc chuẩn bị làm việc trong môi trường kinh doanh tại Nhật Bản, đừng bỏ qua Những kính ngữ phải dùng trong kinh doanh nhé!

Trong kinh doanh, kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu. Giao tiếp ở đây không chỉ đối với đồng nghiệp, cấp trên mà cả với khách hàng, đối tác. Mỗi đối tượng khác nhau lại có cách ứng xử và đối đáp khác nhau.

Kính ngữ phải dùng khi gặp khách hàng

1. 申し訳ありません。

(Moushi wake arimasen – Vô cùng xin lỗi)

Đây là dạng kính ngữ của câu すみません (Suminasen – Xin lỗi). Mặc dù cách nói thông thường vẫn mang tính trang trọng, song, khi muốn truyền đạt sự tiếc nuối, hối lỗi với khách hàng, hãy sử dụng し訳 ありません nhé!

2. 〇〇様はいらっしゃいますでしょうか?

(.. sama wa irasshaimasu deshou ka? – Anh / chị .. có nhà không ạ?)

Đây là dạng kính ngữ của câu 〇〇さんはいますか? (.. san wa imasuka? – Anh / chị .. có nhà không ạ? Anh/ chị có ở đó không ạ?) Bạn có thể dùng trong trường hợp liên lạc bằng điện thoại tới nhà hoặc công ty của khách hàng.

3. お掛けください。

(Okakekudasai – Xin hãy ngồi xuống ạ)

Đây là dạng kính ngữ của câu ってください (Suwatte kudasai – Hãy ngồi xuống ạ). Dạng thông thường này được đánh giá là không thích hợp trong môi trường kinh doanh. Do vậy hãy thể hiện thái độ tôn kính hơn với khách hàng bằng cách nói お掛けください nhé!

4. ご注文はお決まりでしょうか?

(Go chuumon wa okimari deshou ka? – Anh / chị quyết định gọi món chưa ạ?)

Đây là dạng kính ngữ của câu はまりましたか? (Chuumon wa kimarimashita ka? – Anh / chị đã quyết định gọi món chưa?). Nếu bạn làm trong ngành dịch vụ ăn uống, bạn sẽ thường xuyên sử dụng tới nó. Đặc biệt là trong các nhà hàng sang trọng, nó gần như là một khuôn mẫu bắt buộc phải sử dụng.

5. 〜でよろしいでしょうか。

(~ de yoroshii deshou ka? – ~ được / đúng chứ ạ?)

Đây là dạng kính ngữ của câu 〜でいいですか (~ de ii desu ka – ~ được / đúng chứ ạ). Mẫu câu này được dùng khi các nhân viên muốn xác nhận lại với khách hàng về sản phẩm hoặc món ăn đã chọn. Ví dụ: はこちらでよろしいでしょうか。(Shouhin wa kochira de yoroshii deshouka? – Sản phẩm là đây đúng chứ ạ?)

Hoặc: ごは〜でよろしいでしょうか。(Go chuumon wa ~ de yoroshii deshouka? – Anh / chị đặt món (tên món ăn) đúng chứ ạ?)

6. どうぞ召し上がって下さい。

(Douzo meshiagatte kudasai – Xin mời dùng bữa ạ)

Đây là dạng kính ngữ của câu どうぞべてさい (Douzo tabete kudasai – Xin mời ăn ạ).

7. 〜円お預かりします。

(~ en o azukarishimasu – Tôi xin nhận ~ yên)

Đây là mẫu câu kính ngữ được sử dụng khi thanh toán cho khách hàng. Nếu bạn làm tại quầy thu ngân, hãy sử dụng nó.

Người Nhật Bản sử dụng kính ngữ thường xuyên như những câu nói cửa miệng, đặc biệt sử dụng nhiều trong kinh doanh

Những câu kính ngữ nhất định gặp trong kinh doanh với cấp trên

1. 承知致しました hoặc かしこまりました。

(Shouchi itashimashita hoặc Kashikomarimashita – Tôi đã hiểu rõ)

Đây là dạng kính ngữ của câu しました (Ryokai shimashita – Tôi đã hiểu rõ). Mặc dù cùng mang ý nghĩa tương tự nhau song, cách nói thông thường しました không mang hàm ý tôn kính giống 承致しました hoặc かしこまりました. Do vậy hai cách nói này thích hợp để nói với cấp trên hơn.

2. 恐れ入りますが、○○して頂けますでしょうか?

(Osoreirimasu ga, ~ shite itadakemasu deshou ka? – Xin lỗi nhưng, xin hãy ~ có được không ạ?)

Đây là dạng kính ngữ của mẫu câu cầu khiến ○○してください (~ shitekudasai – Xin hãy ~). Để tăng thêm phần tôn kính, hãy thêm 「れりますが、」 vào trước mệnh đề 「○○してけますでしょうか?」.

3. お疲れ様です。

(O tsukaresama desu – Anh / chị đã vất vả rồi ạ)

Đây là câu nói được dùng sau khi kết thúc công việc, để thể hiện sự biết ơn với đồng nghiệp, với cấp trên sau khi đã cùng nhau vất cả làm việc. Lưu ý, có một số bạn sẽ nhầm lẫn giữa おれです và ご労です (Go kurousama desu – Bạn đã vất vả rồi). Mặc dù cả hai đều mang ý nghĩa tương tự nhau, song, nên tránh dùng câu nói này với cấp trên bởi như vậy là thất lễ.

3. 営業部の~です。失礼いたします。

(Eigyoubu no ~ desu. Shitsurei itashimasu – Tôi là ~ của phòng kinh doanh. Xin phép được quấy rầy.)

Đây là dạng kính ngữ của câu お邪魔します (O jamashimasu – Tôi xin phép quấy rầy). Câu này bạn có thể sử dụng trong trường hợp gõ cửa xin phép vào phòng làm việc của cấp trên.

4. お供させていただきます。

(Otomo sa sete itadakimasu – Xin hãy cho phép làm cùng nhau)
Đây là dạng kính ngữ của câu ごします (Go issho shimasu – Cùng nhau làm nhé). Tuy nhiên cách nói thông thường này chỉ nên dùng giữa những người bằng vai phải lứa. Khi giao tiếp với cấp trên, hãy sử dụng cách nói tôn kính: おさせていただきます。

5. 部長、○○さまをご案内いたしました。

(Buchou, ○○ sama wo go annai itashimashita – Trưởng phòng, tôi đã dẫn đường cho ngài ○○ rồi ạ.)

Đây là cách diễn đạt mang ý tôn kính hơn của câu 、○○さまをおれしました. (Buchou, ○○ sama wo otsureshimashita – Trưởng phòng, tôi đã dẫn đường cho ngài ○ ○ rồi ạ). Mặc dù 「 お れ す る 」(Otsuresuru) cũng là một cách nói mang tính trang trọng, lịch sự tuy nhiên nó chưa bao hàm thái độ tôn kính. Hãy chú ý!

6. 書類をお預かりします。

(Shorui wo o azukarishimasu – Tôi xin nhận tài liệu)

Đây là cách nói tôn kính khi nhận tài liệu, giấy tờ từ cấp trên.

7. お先に失礼致します。

(Osaki ni shitsurei itashimasu – Tôi xin phép về trước)

Đây là dạng kính ngữ của câu おです (O saki desu – Tôi về trước). Câu nói này dùng trong trường hợp bạn đã kết thúc công việc và chào hỏi cấp trên trước khi ra về.

8. いつもお世話になっております。

(itsumo osewa ni natte orimasu – Lúc nào cũng được anh/ chị giúp đỡ).

Đây là dạng kính ngữ của câu いつもおです。(Itsumo osewa sama desu – Lúc nào cũng được anh/ chị giúp đỡ). Mặc dù về mặt ý nghĩa, chúng đều mang tính trang trọng, tuy nhiên đối với cấp trên, bạn nên sử dụng いつもおになっております。bởi cách nói này thể hiện rõ sự tôn kính.

Trên đây là những kính ngữ phải dùng trong kinh doanh. Hi vọng với bài viết này của Vinanippon sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc và học tập. Mặc dù kính ngữ khá rắc rối nhưng nó lại vô cùng quan trọng, đóng góp một phần vào sự thành công trên lộ trình thăng tiến của bạn. Chúc các bạn có thể chinh phục triệt để được kính ngữ và sử dụng nhuần nhuyễn nó trong đời sống!