Từ vựng và ngữ pháp bài 8 Minano nihongo – Học hiểu cùng Vinanippon

Nếu như từ vựng và ngữ pháp bài 7 chúng ta học về các động từ biểu thị hành động cho nhận thì hôm nay, Từ vựng và ngữ pháp bài 8 sẽ một loạt các tính từ liên quan đến tính cách con người, tính chất của sự vật và cách vận dụng ra sao…

I. Từ vựng

1. Tính từ

Trong tiếng Nhật, tính từ được chia làm hai loại là tính từ đuôi な (na) và tính từ đuôi い (i). Đối với các sự việc, không phải xảy ra trong quá khứ, ở thể khẳng định, tính từ đuôi な (na) sẽ bỏ な (na) đi còn tính từ đuôi い (i) sẽ được giữ nguyên.

Tính từ  đuôi な

ハンサム <HANSAMU> : đẹp trai
きれい (な) <kirei (na)> : (cảnh) đẹp, đẹp (gái), sạch
げんき (な) <genki (na)> : khỏe
しずか <shizuka> : yên tĩnh
にぎやか <nigiyaka> : nhộn nhịp
ゆうめい (な) <yuumei (na)> : nổi tiếng
しんせつ <shinsetsu> : tử tế
ひま <hima> : rảnh rỗi
いそがしい <isogashii> : bận rộn
べんり (な) <benri (na)> : tiện lợi
すてき (な) <suteki (na)> : tuyệt vời

Tính từ đuôi い

おおきい <ookii> : to lớn
ちいさい <chiisai> : nhỏ
あたらしい <atarashii> : mới
ふるい <furui> : cũ
いい <ii> : tốt
わるい <warui> : xấu
あつい <atsui> : (trà) nóng
つめたい <tsumetai> : (nước đá) lạnh
あつい <atsui> : (trời) nóng
さむい <samui> : (trời) lạnh
むずかしい <muzukashii> : (bài tập) khó
やさしい <yasashii> : (bài tập) dễ
きびしい <kibishii> : nghiêm khắc
やさしい <yasashii> : dịu dàng, hiền từ
たかい <takai> : đắt
やすい <yasui> : rẻ
ひくい <hikui> : thấp
たかい <takai> : cao
おもしろい <omoshiroi> : thú vị
つまらない <tsumaranai> : chán
おいしい <oishii> : ngon
まずい <mazui> : dở
たのしい <tanoshii> : vui vẻ
+ Màu sắc :
しろい <shiroi> : trắng
くろい <kuroi> : đen
あかい <akai> : đỏ
あおい <aoi> : xanh

2. Tổng hợp

さくら <sakura> : hoa anh đào
やま <yama> : núi
せいかつ <seikatsu> : cuộc sống
(お)しごと <(o)shigoto> : công việc
まち <machi>: thành phố
たべもの <tabemono>: thức ăn
ところ <tokoro> : chỗ
りょう <ryou>: ký túc xá
べんきょう <benkyou>: học tập ( danh từ )

3. Mẫu câu giao tiếp thông dụng

どう <dou>: như thế nào
どんな <donna>: ~nào
どれ <dore>: cái nào
とても <totemo>: rất
あまり~ません(くない) <amari~masen(kunai)>: không~lắm
そして : và
~が、~ <~ga,~> : ~nhưng~
おげんきですか <o genki desuka>: có khỏe không ?
そうですね <sou desu ne>: ừ nhỉ
なれます <nare masu>: quen
にほんのせいかつになれましたか <nihon no segatsu ni nare mashita ka>: đã quen với cuộc sống Nhật Bản chưa ?
もう いっぱいいかがですか <mou, ippai ikaga desuka>: Thêm một ly nữa nhé
いいえ、けっこうです <iie, kekkou desu>: thôi, đủ rồi
そろそろ、しつれいします <sorosoro, shitsureishimasu>: đến lúc tôi phải về
また いらっしゃってください <mada irasshatte kudasai>: lần sau lại đến chơi nhé.

4. Tham khảo

ふじさん <fuji san>: Núi Phú Sĩ
びわこ <biwako>: hồ Biwaco
シャンハイ <shan hai>: Thượng Hải
しちにんのさむらい <shichi nin no samurai>: bảy người võ sĩ đạo (tên phim)
きんかくじ <sankakuji>: tên chùa

II. Ngữ pháp- Mẫu câu

1. Tính từ

Tính từ là những từ biểu thị tính chất, trạng thái, tình cảm… của sự vật, con người. Chúng được sử dụng làm vị ngữ hoặc bổ nghĩa cho danh từ.
Dựa trên sự biến đổi của tính từ trong tiếng Nhật mà chúng được chia thành hai loại: tính từ đuôi  và tính từ đuôi .
a. Danh từ + tính từ đuôi な / い + です
Khẳng định :
[です] được đặt ở cuối câu kết thúc bằng tính từ để thể hiện sự lịch sự của người nói đối với người nghe. Tính từ đuôi [い] giữ nguyên [い], tính từ đuôi [な] bỏ [な] rồi thêm [です] phía sau

Ví dụ :
ミラせんせい は しんせつ です。
Thầy Miller tốt bụng.
ふじさん は たかい です。
Núi Phú Sĩ cao.

*Dùng [です] khi là câu khẳng định và không ở dạng thức quá khứ
Phủ định :
Tính từ đuôi [な[ bỏ [な] thêm [じゃありません] hoặc [ではありません], tính từ đuôi [い] thì bỏ [い] thêm [くないです]

Ví dụ :
ここ は しずか じゃ / では ありません。
Ở đây không yên tĩnh.
そのほん は おもしろくないです。
Cuốn sách đó không hay.

*Dạng phủ định của [いいです] là [よくないです]
Nghi vấn :
Khi chuyển sang dạng câu hỏi, cũng giống như câu danh từ và câu động từ, ta thêm [か] vào cuối câu tính từ. Khi trả lời thì dùng tính từ trong câu hỏi để trả lời chứ không dùng [そうです] hay [そうじゃありません]

Ví dụ :
ペキンは あむいですか。
Bắc Kinh có nóng không?
はい、あむいです。
Có, có nóng.
びわこ の みず は きれいですか。
Nước hồ Biwa có sạch không?
いいえ、きれいじゃありません。
Không, không sạch.

b. Tính từ đuôi な / い + Danh từ
Tính từ được đặt trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó

  • Tính từ đuôi な giữ nguyên な rồi thêm danh từ vào phía sau
    ミラせんせい は しんせつな せんせいです。
    Thầy Miller là một giáo viên tốt
  • Tính từ đuôi い giữ nguyên い rồi thêm danh từ vào phía sau
    ふじさん は たかい やまです。
    Núi Phú Sĩ là một ngọn núi cao

2. とても và あまり

[とても] và [あまり] là trạng từ chỉ mức độ. Chúng được đặt trước tính từ để bổ nghĩa cho tính từ.

  • [とても] Được dùng trong câu khẳng định, và có nghĩa là “rất”
    あれ は とても ゆうめいな えいがです。
    Kia là một bộ phim rất nổi tiếng.
  • [あまり] Được dùng trong câu phủ định, mang ý nghĩa là “không ~ lắm”
    シャンハイ は あまり あむくないです。
    Thượng Hải không nóng lắm.

3. Danh từ + は + どうですか

Nghĩa : Cái gì như thế nào

Cách dùng : để hỏi ấn tượng, ý kiến về một vật, một địa điểm, một người… mà người nghe đã biết, đã đến, hoặc đã gặp

Ví dụ :
にほん の せいかつ は どうですか。
Cuộc sống ở Nhật thế nào?
たの)しいです。
Cuộc sống ở Nhật vui

4. Danh từ 1 + は + どんな Danh từ 2 ですか

Cách dùng : khi người nói muốn người nghe miêu tả, giải thích về N1. N2 là một danh từ mang ý nghĩa rộng hơn, bao trùm N1. Từ để hỏi どんな luôn đứng trước danh từ.

Ví dụ :
ならは どんなまちですか。
Nara là một thành phố như thế nào?
ふるいまちです。
Là một thành phố cổ

5. Câu 1 が, Câu 2

Nghĩa : Nhưng
Cách dùng :dùng để nối 2 câu lại thành 1

Ví dụ :
にほんのたべものはおいしいですが、たかいです。
Đồ ăn của Nhật ngon, nhưng mà đắt

6. どれ

Nghĩa :Cái nào
Cách dùng : yêu cầu người nghe lựa chọn hay chỉ ra một vật từ hai hay nhiều vật được đề cập đến.

Ví dụ :
ミラーさんのかばんはどれですか。
Cái cặp của anh Miller là cái nào?
あのあおいかばんです。
Là cái màu xanh.

Qua những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp bài 8 Vinanippon đã trình bày ở trên, chắc chắn sẽ làm cho những mẫu câu giao tiếp của bạn thêm sinh động hơn khi miêu tả một người hoặc một vật nào đó. Thật bổ ích phải không nào!

Bài học tiếp theo: Từ vựng và ngữ pháp bài 9