Từ vựng và ngữ pháp bài 34, bạn sẽ được học sự liên kết giữa 2 động từ trong câu với nhau để diễn tả một hành động thực hiện theo một trình tự thời gian và đã được chứng kiến hoặc tham gia.
Cùng tìm hiểu bài học hôm nay nhé!
I. Từ vựng
TT | TỪ VỰNG | HÁN TỰ | ÂM HÁN | NGHĨA |
---|---|---|---|---|
1 | [はを~]みがきます | [歯を~]磨きます | XỈ MA | mài, đánh [răng] |
2 | くみたてます | 組み立てます | TỔ LẬP | lắp, lắp ráp, lắp đặt |
3 | おります | 折ります | TRIẾT | gấp, gập, bẻ gãy |
4 | [わすれものに~] きがつきます | [忘れ物に~]気がつきます | VONG VẬT KHÍ | nhận thấy, phát hiện [đồ bỏ quên] |
5 | [しょうゆを~] つけます | ~ | ~ | chấm [xì-dầu] |
6 | [かぎが~]みつかります | [かぎが~]見つかります | KIẾN | được tìm thấy [chìa khóa ~] |
7 | [ネクタイを~]します | ~ | ~ | đeo, thắt [cà-vạt] |
8 | しつもんします | 質問します | CHẤT VẤN | hỏi |
9 | ほそい | 細い | TẾ | gầy, hẹp, thon |
10 | ふとい | 太い | THÁI | béo, to |
11 | ぼんおどり | 盆踊り | BỒN DŨNG | múa trong hội Bon |
12 | スポーツクラブ | ~ | ~ | câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ thể hình |
13 | かぐ | 家具 | GIA CỤ | gia cụ, đồ dùng nội thất |
14 | キー | ~ | ~ | chìa khóa |
15 | シートベルト | ~ | ~ | dây an toàn (ở ghế ngồi) |
16 | せつめいしょ | 説明書 | THUYẾT MINH THƯ | quyển hướng dẫn |
17 | ず | 図 | ĐỒ | sơ đồ, hình vẽ |
18 | せん | 線 | TUYẾN | đường |
19 | やじるし | 矢印 | THỈ ẤN | dấu mũi tên |
20 | くろ | 黒 | HẮC | màu đen |
21 | しろ | 白 | BẠCH | màu trắng |
22 | あか | 赤 | XÍCH | màu đỏ |
23 | あお | 青 | THANH | màu xanh da trời |
24 | こん | 紺 | CÁM | màu xanh lam |
25 | きいろ | 黄色 | HOÀNG SẮC | màu vàng |
26 | しょうゆ | ~ | ~ | xì dầu |
27 | ソース | ~ | ~ | nước chấm, nước xốt |
28 | ~か~ | ~ | ~ | ~hay ~ |
29 | ゆうべ | ~ | ~ | tối qua, đêm qua |
30 | さっき | ~ | ~ | vừa rồi, vừa lúc nãy |
31 | さどう | 茶道 | TRÀ ĐẠO | trà đạo |
32 | おちゃをたてます | お茶をたてます | TRÀ | pha trà, khuấy trà |
33 | さきに | 先に | TIÊN | trước |
34 | のせます | 載せます | TẢI | để lên, đặt lên |
35 | これでいいですか。 | ~ | ~ | Thế này có được không?/thế này đã được chưa? |
36 | にがい | 苦い | KHỔ | đắng |
37 | おやこどんぶり | 親子どんぶり | THÂN TỬ | món oyako-don (món cơm bát tô có thịt trứng ở trên) |
38 | ざいりょう | 材料 | TÀI LIỆU | nguyên liệu |
39 | ―ぶん- | ―分 | PHÂN | -suất, – người |
40 | とりにく | 鳥肉 | ĐIỂU NHỤC | thịt gà |
41 | ―グラム | ~ | ~ | – gam |
42 | ―こ- | ―個 | CÁ | -cái, -quả, – miếng (dùng để đếm vật nhỏ) |
43 | たまねぎ | ~ | ~ | hành củ |
44 | よんぶんのいち | 4分の1 (1/4) | PHÂN | một phần tư |
45 | ちょうみりょう | 調味料 | ĐIỀU VỊ LIỆU | gia vị |
46 | なべ | ~ | ~ | cái chảo, cái nồi |
47 | ひ | 火 | HỎA | lửa |
48 | ひにかけます | 火にかけます | HỎA | cho qua lửa, đun |
49 | にます | 煮ます | CHỬ | nấu |
50 | にえます | 煮えます | CHỬ | chín, được nấu |
51 | どんぶり | ~ | ~ | cái bát |
II. Ngữ pháp
1. N の / V + とおりに, Động từ
N の + とおりに, Động từ
Cách dùng : Diễn tả một động tác, hành động nào đó được thực hiện theo đúng như nội dung đã được biểu thị trong danh từ
Ví dụ :
せんのとおりに、おってください
Bẻ theo đường này
せつめいしょのとおりに、くみたてました
Tôi lắp theo đúng quyển hướng dẫn
V(る) 1 / V(た) 1 + とおりに, Động từ 2
Cách dùng : Làm một việc gì đó theo đúng như những gì đã nhìn, nghe, học,…(động từ 1)
Nếu hoạt động được thực hiện trong hiện tại thì Động từ 1 ở thể nguyên dạng còn nếu hoạt động được biểu thị trong quá khứ thì phải dùng thể quá khứ.
Ví dụ :
わたしがやるとおりに、やってください
Hãy làm đúng theo những gì tôi làm
みたとおりに、はなしてください
Hãy nói ra những gì anh chị đã thấy
2. Danh từ の / V(た) + , V2 ….Sau khi~
Cách dùng : diễn tả sự việc được biểu thị ở động từ 2 sau khi sự việc được biểu thị ở động từ 1 hay danh từ 1 đã hoàn thành
Ví dụ :
あたらしいのをかったあとで、なくしたとけいがみつかりました
Sau khi mua đồng hồ mới, tôi tìm thấy đồng hồ bị mất
しごとのあとで、のみにいきませんか
Sau khi xong việc, anh/chị có đi uống với tôi không ?
*Mẫu câu [てから] cũng mang nghĩa là “Sau khi, Kể từ khi” nhưng không thể hiện rõ trình tự thời gian bằng mẫu câu trên.
3. V(て) / V(ない)ないで + V2
Cách dùng : diễn tả động tác hay trạng thái đi kèm với động từ 2
Ví dụ :
しょうゆを つけて たべます
Chúng ta chấm xì dầu rồi ăn
しょうゆを つけないで たべます
Chúng ta ăn mà không chấm xì dầu
4. V(ない)ないで , V2
Cách dùng : Trong trường hợp có 2 việc không thể thực hiện đồng thời, mà ai đó phải lựa chọn làm việc biểu thị ở động từ 2 mà không làm động từ 1
Ví dụ :
にちようびはどこもいかないで、うちでゆっくりやすみます
Chủ nhật tôi không đi đâu cả mà chỉ ở nhà nghỉ ngơi
Cả 4 mẫu câu trong Từ vựng và ngữ pháp bài 34 đều điểm chung là mối liên hệ giữa 2 động từ. Hãy ôn lại và luyện tập 4 ngữ pháp này trong phần Renshu B để nắm vững kiến thức hơn nhé!
Bài học tiếp theo: Từ vựng và ngữ pháp bài 35