Từ vựng và ngữ pháp bài 20 Minano nihongo – Học hiểu cùng Vinanippon

tu-vung-va-ngu-phap-bai-20

Trong văn nói, đặc biệt là giữa bạn bè, người thân trong gia đình…người Nhật thường sử dụng thể thông thường: ふつうたい。hay còn gọi là thể ngắn. Vậy thể ngắn là gì cùng tìm hiểu ở bài từ vựng và ngữ pháp bài 20 nhé!

Nhưng trước tiên, hãy điểm qua từ vựng bài 20 đã nhé.

I. Từ vựng

STTTừ VựngKanjiNghĩa
1[ビザが~」いります要りますcần(visa)
2しらべます調べますtìm hiểu, điều tra
3なおします直しますsửa,chữa
4しゅうりします修理しますsửa chữa,tu sữa
5でんわします電話しますgọi điện thoại
6ぼくtớ
7きみcậu,bạn
8~くん~君(hậu tố theo sau tên của em trai)
9うんcó(cách nói thân mật của “はい”)
10ううんkhông(cách nói thân mật của “いいえ”)
11サラリーマン辛いngười làm việc cho các công ty
12ことば言葉từ, tiếng
13ぶっか物価giá cả, mức giá, vật giá
14きもの着物kimono (trang phục truyền thông của Nhật Bản)
15ビザ季節visa
16はじめ始めbắt đầu
17おわり終わりkết thúc
18こっちphía này
19そっちphía đó
20あっち天気phía kia
21どっちở đâu
22このあいだこの間hôm nọ
23みんなでmọi người
24~けどnhưng(cách nói thân mật của “が”)
25くにへかえるの国へ帰るのAnh/chị có về nước không?
26どうするのAnh/chị tính sao?
27どうしようかなTính sao đây/để tôi xem
28良かったらnếu anh/chị thích thì
29いろいろ色々nhiều thứ,, đa dạng

II. Ngữ pháp

1. Thể thông thường và phân loại

– Thể lịch sự được dùng khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn, người vừa mới gặp lần đầu tiên, cấp trên, khi là nhân viên mới và các sự kiện nghiêm túc. Ngược lại, thể thông thường được dùng với những người kém tuổi hơn, người ngang tuổi, bạn thân, người trong gia đình… Ngoài ra, thể thông thường còn được dùng nhiều trong các văn bản, báo chí, luận văn.
– Thể thông thường sẽ có 4 loại : Thể ngắn của động từ, Thể ngắn của danh từ, Thể ngắn của tính từ và Thể ngắn của phó từ.

2. Cách chia thể lịch sự và thể thông thường

Động từ

  • Thể lịch sự :
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng địnhのみますのみました
Phủ địnhのみませんのみませんでした
  • Thể thông thường :
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng địnhのむのんだ
Phủ địnhのまないのまなかった

Tính từ đuôi [い]

  • Thể lịch sự :
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng địnhたかいですたかかったです
Phủ địnhですたかくなかったです
  • Thể thông thường :
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng địnhたかいたかかった
Phủ địnhたかくないたかくなかった

Tính từ đuôi [な]

  • Thể lịch sự :
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng địnhにぎやかですにぎやかでした
Phủ địnhにぎやかではありません/じゃありませんにぎやかではありませんでした/じゃありませんでした
  • Thể thông thường :
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng địnhにぎやかだにぎやかだった
Phủ địnhにぎやかじゃない/ではないにぎやかではなかった/じゃなかった

Danh từ

  • Thể lịch sự
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng địnhあめですあめでした
Phủ địnhあめじゃ / では ありませんあめじゃ / では ありませんでした
  • Thể thông thường :
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng địnhあめだあめだった
Phủ địnhあめじゃないあめじゃなかった

Trợ từ

  • Thể lịch sự
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng định8じからです8じからでした
Phủ định8じからではありません/じゃありません8じからではありませんでした/じゃありませんでした
  • Thể thông thường :
Hiện tại, tương laiQuá khứ
Khẳng định6じからだ6じからだった
Phủ định6じからじゃない/ではない6じからではなかった/じゃなかった

3. Hội thoại dùng kiểu thông thường

Trong câu nghi vấn kiểu thông thường thì trợ từ [か] ở cuối câu thường được lược bỏ và từ ở cuối câu được phát âm với giọng cao hơn

Ví dụ :
ご飯を食べる?(Bạn ăn cơm không? )
うん、食べる。
( Có, tôi có ăn. )

Trong câu nghi vấn danh từ và tính từ đuôi [な] thì từ [だ] thể thông thường của [です] bị lược bỏ. Trong câu khẳng định thì [だ] cũng bị lược bỏ nếu không nó sẽ mang sắc thái quả quyết quá. Cũng có khi trợ từ được thêm vào cuối câu để làm sắc thái câu mềm mỏng hơn. Nữ giới thường không sử dụng [だ]

Ví dụ :
こんばん ひま?: Tối nay cậu rảnh chứ ?
うん、ひま/ ひまだ / ひまだよ。:  Ừa, tớ rảnh (Dùng cho nam)
うん、ひま / ひまだよ。:   Ừa tớ rảnh (dùng cho nữ)
ううん、ひまじゃない。: Không, tớ không rảnh (dùng cho cả nam và nữ)
私(わたし)は医者(いしゃ)じゃない。(Tôi không phải là bác sĩ)

Trong câu văn thông thường trợ từ nhiều khi cũng được lược bỏ nếu ý nghĩa đã được hiểu rõ trong văn cảnh

Ví dụ :
ごはん「を」たべる?
Ăn cơm không ?
あした 北海道「へ」いかない?
Ngày mai đi Hokkaido không ?
このみかん「は」おいしいね。
Trái cam này ngon nhỉ!

*Các trợ từ [で],[に],[から],[まで],[と] không được lược bỏ vì sẽ làm câu không rõ nghĩa

Một số từ cần lưu ý trong hội thoại thông thường:

  • はい—> うん
  • いいえ—> ううん
  • 私—> ぼく(男)、あたし(女)
  • あなた —> きみ(男)、~さん —> ~くん(男)
  • こちら —> こっち
  • そちら —> そっち
  • あちら —> あっち
  • どちら —> どっち

Những mẫu câu cần lưu ý trong hội thoại thông thường

  • Vている。—>  Vてる
  • ~Vたことがありません。—> ~Vたこと(が)ない。
  • 一緒に。。。。Vませんか。—> 一緒に。。。。Vない?
  • ~ Vてください。—>  ~ Vて。
  • ~Vなければなりません。—> Vなければならない。
  • ~Vなくてもいいです。—> ~ Vなくてもいい。
  • ~Vてはいけません。—> Vてはいけない。

4. ~けど…. nhưng~

[けど] có nghĩa giống như [が] nhưng được dùng trong hội thoại thông thường

Ví dụ :
そのカレーライス「は」おいしい?
Món cà ri đó ngon chứ ?
うん、ちょっとからいけど、おいしい。
Ừa, hơi cay nhưng ngon.
すもうのちけっとがあるけど、いっしょにいかない?
Tôi có vé xem Sumo, đi cùng tôi không ?
いいね!
Được đấy!

Đến bài Từ vựng và ngữ pháp bài 20 này, chắc bạn đang cảm thấy rắc rối với các thể động từ rồi đúng không? Đừng lo, “trước lạ sau quen” ý mà. Chăm chăm vào website Vinanippon để cập nhật những bài học mới nhé! Nếu bạn có thắc mắc gì hãy để lại comment bên dưới, đội ngũ giáo viên bên mình sẽ giải đáp nha!

Bài học tiếp theo: Từ vựng và ngữ pháp bài 21