Theo thống kê, ngành công nghiệp của Nhật Bản đang chiếm 30,1% GDP của cả nước và được coi là sức mạnh của nền kinh tế, đạt giá trị sản lượng lớn nhất châu Á và đứng thứ 3 trên Thế giới. Trong đó, ngành may mặc đứng thứ 4 trong những ngành chiến tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản, sau ngành Công nghiệp chế tạo; Sản xuất điện tử – Ngành mũi nhọn và Xây dựng công trình công cộng. Nếu xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc, người lao động có triển vọng tương lai như thế nào?
1. Thị trường ngành may mặc của Nhật Bản
Là một ngành truyền thống, dệt may đã khởi nguồn nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX. Đến nay ngành vẫn được duy trì và phát triển, vươn lên đứng thứ 4 trong danh sách những ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản.
Hiện nay, ngành may mặc của Nhật bản lớn nhất châu Á và đứng thứ 3 trên Thế giới. Cụ thể, hàng may mặc nữ giới chiếm khoảng 55%, hàng may mặc cho nam chiếm khoảng 32% và hàng may mặc cho trẻ em chiếm khoảng 12%. Ngành may mặc vẫn tăng đều qua các năm từ năm 1999, cho đến giai đoạn 2020 – đầu năm 2022, tỷ trọng ngành này giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, bước sang quý II/ 2022, tỷ trọng của ngành lại tăng vọt trở lại do nhu cầu tái hòa nhập với cộng đồng, công việc khi đại dịch đã đi qua. Vì vậy, ngành may mặc của Nhật Bản đã gặp cản trở lớn khi phải đối mặt với khó khăn về thiếu nhân công.
Từ cuối quý I/2022, ngành may mặc của Nhật Bản liên tục phải tuyển dụng lao động may. Tuy nhiên số lượng nhân công vẫn chưa đủ để đáp ứng khối lượng công việc. Chính vì điều này mà xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc liên tục tuyển dụng số lượng lớn lao động nước ngoài. Đây chính là cơ hội tốt cho lao động Việt có nhu cầu, mong muốn được đến làm việc tại xứ Mặt trời mọc.
Khi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc, các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng những đơn hàng như:
- Nghề xe chỉ: Xe chỉ sơ cấp; Xe chỉ; Guồng chỉ và Xoắn chỉ và chắp đôi.
- Nghề dệt: Thao tác dệt; Hồ và móc chỉ dọc; Kiểm tra
- Nghề nhuộm: Nhuộm đan dệt; Nhuộm sợi
- Nghề sản xuất sản phẩm đan: Đan vòng; Sản xuất giày
- Nghề sản xuất sợi đan dọc: Đan dọc;
- Nghề sản xuất quần áo nữ và trẻ em: Sản xuất quần áo may sẵn cho phụ nữ và trẻ em
- Nghề sản xuất đồ com lê nam giới: Sản xuất đồ may sẵn cho nam giới
- Nghề làm vải bạt: Làm hảng vải bạt
- Nghề sản xuất bộ đồ giường: Chăn, ga, gối, đệm
- Nghề may quần áo: Quần áo may sẵn nhiều chủng loại
2. Có nên đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc
2.1 Những ưu điểm khi đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc
Nhu cầu tuyển dụng lớn, chi phí đi đơn rẻ
Như đã nói ở trên, ngành may mặc tại Nhật Bản đứng đầu châu Á và xếp thứ 3 trên thế giới. Lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID vừa qua nên ngành may mặc đang phải đối mặt với khó khăn về thiết nhân lực trầm trọng. Ở giai đoạn này, nếu người lao động ứng tuyển đơn hàng này sẽ dễ trúng tuyển vì các doanh nghiệp phải tuyển dụng số lượng lớn.
Đi đôi với những khó khăn về nhân lực thì việc chi phí đi đơn hàng sẽ rẻ hơn để thu hút lao động. Vì thế, đây là thời điểm tốt nhất để đăng ký xuất khẩu lao động ngành may mặc.
Điều kiện tuyển dụng đơn giản
So với các ngành khác thì xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc có điều kiện tuyển dụng đơn giản hơn. Lao động không yêu cầu ngoài hình, trình độ văn hóa và tay nghề. Người lao động chỉ cần đáp ứng các yêu cầu như:
- Ngoại hình: Nam/ Nữ cao từ 1m47 trở lên
- Không có hình xăm
- Không mắc các bệnh bị cấm xuất nhập cảnh
- Không nằm trong diện bị cấm XNC. Xem thêm Tiêu chuẩn về sức khỏe khi đi XKLĐ Nhật Bản tại đây!
Thu nhập và việc làm thêm
Theo khảo sát, thu nhập trung bình của lao động đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc dao động từ 30- 35tr VNĐ/ tháng. Mức thu nhập còn tùy thuộc vào từng vùng và từng công ty chi trả cho nhân viên.
Bên cạnh đó, người lao động còn có thêm thu nhập từ việc làm thêm, tăng ca với mức lương từ 125% – 200% so với ngày thường. Với mức cấp thiết của ngành may mặc hiện tại thì người lao động không lo thiếu giờ làm thêm. Đặc biệt ở đơn hàng này, người lao động có thể mang việc về nhà làm thêm để tăng thu nhập mỗi khi rảnh tay.
Môi trường làm việc
Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc, người lao động sẽ làm việc trong môi trường nhà xưởng. Công việc này không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, thời tiết nên tương đối dễ chịu.
Cơ hội việc làm khi về nước
Tại Việt Nam, ngành may mặc cũng đang phát triển mạnh và có dự định vươn lên thành ngành công nghiệp trọng điểm trong nước. Với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại đất nước phát triển hàng đầu thế giới, thì sau khi về nước bạn sẽ được trọng dụng với mức lương tốt.
2.2 Những khó khăn khi đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc
Bên cạnh những điểm mạnh thu hút người lao động, thì xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc còn có những khó khăn như:
- Yêu cầu lao động phải tỉ mỉ, cẩn thận và kiên nhẫn. Khi may, các đường may phải thẳng hàng và không được phép lỗi. Ở ngành nghề này không đòi hỏi yếu tố số lượng mà phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
- Tính chất công việc là làm việc theo dây truyền với quy trình được lập trình sẵn nên người lao động phải làm việc đúng thời gian quy định, không cần nhanh nhưng bắt buộc phải làm kịp. Vì vậy mà người lao động thường phải chịu áp lực về độ chính xác cao.
- So với các ngành nghề khác thì ngành may mặc không phải là mức lương thực sự cao. Tuy nhiên đây lại là nghề có nhiều việc làm thêm nên nếu chịu khó thì thu nhập sẽ không phải là thấp.
Trên đây, Vinanippon đã chia sẻ với bạn những thông tin về Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc. Nếu bạn đang có nguyện vọng đăng ký đơn hàng này, hãy liên hệ ngay với Vinanippon để được hỗ trợ sớm nhất! Chúc các bạn thành công!