Tiêu chuẩn về sức khỏe khi đi XKLĐ Nhật Bản là một trong những điều kiện rất quan trọng. Sức khỏe của bạn sẽ quyết định bạn có thể sang Nhật làm việc được hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Khi đi XKLĐ Nhật Bản cần khám những gì?
Người lao động khi đi XKLĐ cần khám sức khỏe theo các quy trình dưới đây:
- Khám tổng thể. Chiều cao, cân nặng, tim mạch, huyết áp, răng – hàm – mặt, da liễu, tai – mũi – họng, thị lực, khám nội,…
- Chẩn đoán, chụp X-quang tim phổi, điện tâm đồ,…
- Xét nghiệm:
+ Xét nghiệm huyết học: Tổng phân tích tế bào máu, định nhóm máu.
+ Xét nghiệm miễn dịch: HIV-AIDS, viêm gan B, xét nghiệm nước tiểu, lậu, giang mai, chất gây nghiện trong máu.
+ Xét nghiệm kiểm tra mang thai ở lao động nữ.
Bên cạnh đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán như: Điện đồ não, siêu âm, xét nghiệm viêm gan.
Tiêu chuẩn về sức khỏe khi đi XKLĐ Nhật Bản
Theo Thông tư liên tịch do Bộ Lao động Thường Bình & Xã hội và Bộ Y tế đưa ra, có tất cả 13 nhóm bệnh không được phép đi XKLĐ Nhật Bản.
- Nhóm 1. Bệnh về hô hấp: Hen, lao, phổi
- Nhóm 2. Bệnh về tiêu hóa: Sỏi mật, xơ gan, ung thư gan, áp xe gan, lách to, cổ chướng, vàng da, viêm loét dạ dày, hành tá tràng,..
- Nhóm 3. Bệnh về nội tiết: Đái tháo đường, cường hoặc suy tuyến giáp, suy tiến thượng thân, u tuyến thượng thận.
- Nhóm 4. Bệnh về thần kinh: Di chứng bại liệt, động kinh, bệnh về tổn thương thần kinh trung ương…
- Nhóm 5: Bệnh về tâm thần: Tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, nghiện ma túy, nghiện rượu,…
- Nhóm 6. Bệnh về cơ quan sinh dục: U xơ tuyến tiền liệt, u nang buồng trứng, ung thư vú, ung thư bàng quang,…
- Nhóm 7. Bệnh về tim mạch: Tim bẩm sinh, nhồi máu cơ tim, di chứng tai biến mạch máu não, suy mạch vàng, viêm tắc tĩnh mạch,…
- Nhóm 8. Bệnh về thận và tiết niệu: Viêm cầu thận cấp hoặc mãn, thận đa năng, u thận, suy thận,..
- Nhóm 9. Bệnh về xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, cụt chi…
- Nhóm 10. Bệnh về da: HIV, vẩy nến, nấm,…
- Nhóm 11. Bệnh về mắt: Quáng gà, đục nhân mắc, viêm thần kinh thị giác, thoái hóa võng mạc…
- Nhóm 12. Bệnh về răng – hàm – mặt: Dị tật vùng hàm mặt, các loại u và nang vùng răng miệng,…
- Nhóm 13. Bệnh về mũi họng: U hoặc ung thư vòm họng, viêm xoang,…
Trên đây là những tiêu chuẩn về sức khỏe khi đi XKLĐ Nhật Bản mà bạn phải lưu ý và nắm rõ.
Những điều cần lưu ý khi khám sức khỏe XKLĐ Nhật Bản
Để buổi khám sức khỏe được diễn ra suôn sẻ, NLĐ cần chuẩn bị kỹ các vấn đề sau:
- Khi đi phải mang theo chứng minh nhân dân và 4 ảnh thẻ cỡ 4×6.
- Thời điểm khám thích hợp nhất là vào buổi sáng. Đồng thời, người lao động cần nhịn ăn nhịn uống để có kết quả chính xác nhất. Nếu bạn bắt buộc phải khám vào buổi chiều thì chỉ nên ăn nhẹ và uống nước. Với lao động nữ không nên ăn trứng trước khi khám. Vì trứng có khả năng làm sai lệch kết quả.
- Trường hợp bạn ở xa phải di chuyển bằng ô tô thì không nên uống thuốc say tàu xe.
- Trước ngày khám sức khỏe không nên uống bia, rượu, sử dụng các chất kích thích. Đồng thời tránh thức khuya gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến kết quả khám bệnh.
- Nếu cơ thể bị mệt mỏi, ốm yếu, suy nhược thì không nên đi khám.
Giải quyết vấn đề phát sinh khi khám sức khỏe XKLĐ
Ngoài tiêu chuẩn về sức khỏe khi đi XKLĐ Nhật bản, bạn cần lưu ý những vấn đề phát sinh khác. Khi khám sức khỏe sẽ xảy ra một số vấn đề phát sinh mà không ai mong muốn. Hãy giải quyết nhanh chóng và triệt để bằng các phương pháp hữu hiệu dưới đây nhé.
Về chiều cao, cân nặng
Đa số các đơn hàng đều yêu cầu nam cao từ 1m57 trở lên, nữ cao từ 1m50 trở lên. Câng nặng thì không yêu cầu quá khắt khe, chỉ cần bạn không béo quá cũng không gầy quá. Vì thế, khi đo chiều cao nếu bị thấp đi 1, 2cm thì bạn hãy yêu cầu bác sĩ khám lại để có kết quả thật chính xác.
Về thị lực
Thông thường thị lực được đánh giá đạt tiêu chuẩn là từ 8/10 trở lên. Có một số trường hợp người lao động nhịn đói để khám sức khỏe, hoặc nhịn ăn, mất ngủ, stress, mất bình tĩnh nên thị lực bị giảm sút trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến kết quả khám bệnh. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy tập trung điều chỉnh, thư giãn một chút rồi yêu cầu khám lại để có kết quả chính xác nhất.
Bệnh ngoài da, bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm phổi
Nếu mắc những loại bệnh này, bạn hãy đi khám chữa, mua thuốc về tự điều trị đến khi hết bệnh hoặc các chỉ số đạt giới hạn cho phép. Lúc này kết quả khám sức khỏe của bạn sẽ được chấp nhận.
Trên đây là những tiêu chuẩn về sức khỏe khi đi XKLĐ Nhật Bản rất cần thiết cho người lao động muốn làm việc tại Nhật Bản. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với Vinanippon để được tư vấn hỗ trợ thêm.