Tiết kiệm khiến tiền không bị mất đi nếu bạn trẻ không rút tiền nhưng đầu tư sẽ giúp sinh lời nhanh.
“Tiết kiệm hay đầu tư?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra, đặc biệt là các bạn trẻ. Tùy vào mục tiêu hướng tới và thời điểm thích hợp, mọi người có thể lựa chọn một trong hai hình thức này hoặc cả hai. Dưới đây là những điều giới trẻ cần biết trước khi đưa ra quyết định.
Tiết kiệm
Gửi tiết kiệm là hình thức giữ tiền truyền thống và an toàn, được nhiều người lựa chọn.
Ưu điểm:
– Khoản tiền tiết kiệm sẽ không giảm theo thời gian nếu chủ tài khoản không rút, mang lại sự an tâm.
– Tiết kiệm thay vì đầu tư cũng giúp mọi người đạt được mục tiêu cá nhân đúng thời hạn nếu họ gửi đúng số tiền mỗi tháng vào ngân hàng.
Nhược điểm:
– Do lạm phát, số tiền tiết kiệm sẽ giảm giá trị mỗi năm. Nếu gửi ngân hàng và có tiền lãi, khoản lãi đó có thể bù đắp một phần tác động tiêu cực của lạm phát. Nhưng lãi suất hiếm khi theo kịp tốc độ lạm phát.
– Tiết kiệm cũng có nghĩa là mọi người sẽ phải dành ra nhiều tiền hơn mỗi tháng nếu nhận được lợi nhuận cao hơn khi đầu tư. Nếu một người chỉ kiếm được 1% lãi suất trong tài khoản tiết kiệm nhưng có thể kiếm được lợi tức đầu tư 8%, người ấy sẽ phải bù đắp khoản chênh lệch 7% đó bằng cách bỏ thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm để đạt được mục tiêu của mình.
Đầu tư
Những người yêu thích mạo hiểm và có thể chấp nhận rủi ro thường chọn hình thức đầu tư để mau chóng gia tăng tài sản, rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu trong cuộc sống.
Ưu điểm:
– Đầu tư giúp mọi người tăng số tiền của mình nhanh chóng hơn gửi tiết kiệm.
– Nếu mọi người vạch kế hoạch dài hạn để đạt được mục tiêu, lợi nhuận đầu tư sẽ tăng gấp đôi. Về cơ bản, điều này có nghĩa ngoài tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cao hơn, mọi người cũng sẽ kiếm được thêm tiền, “đánh bại” lạm phát. Lợi ích của lợi nhuận kép là mọi người sẽ không phải đầu tư nhiều mỗi tháng và có thể tiết kiệm tiền để đạt được mục tiêu của mình.
Nhược điểm:
Đầu tư không phải lúc nào cũng là sinh lời. Giá đầu tư có thể giảm ngay trước khi người đầu tư cần tiền, điều này có thể khiến mọi người bị ràng buộc về tài chính. Như vậy, người đầu tư sẽ phải lựa chọn một phương án không tốn nhiều chi phí, đó là trì hoãn mục tiêu cho đến khi có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn hoặc tới khi các khoản đầu tư tăng giá trị.
Thời điểm tiết kiệm hoặc đầu tư
Để biết được thời điểm tiết kiệm hay đầu tư thật không dễ dàng. Các bạn trẻ nên tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như tình huống cụ thể của bản thân để quyết định. Nếu không chắc chắn, mọi người có thể tham khảo ý kiến của các cố vấn tài chính. Tuy nhiên, có một số bước cơ bản để giúp mọi người đưa ra quyết định đúng đắn.
Bước 1: Xây dựng quỹ khẩn cấp
Cuộc sống không thể nói trước, vì vậy, mọi người đều cần chuẩn bị cho những trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra. Quỹ khẩn cấp sẽ giúp mỗi người vượt qua khó khăn, thoát khỏi nợ nần trong thời điểm cần thiết. Thông thường, quỹ này sẽ được lập thông qua việc tiết kiệm, thay vì đầu tư.
Bước 2: Lên kế hoạch đạt được các mục tiêu
Mọi người đều cần một khoản tiền lớn để đạt được các mục tiêu trong đời như: mua xe ôtô, mua nhà… Tùy thuộc vào thời gian đặt ra và hoàn cảnh hiện tại, mỗi người sẽ quyết định tiết kiệm hay đầu tư để đạt được những mục tiêu này. Nếu bạn cho phép bản thân hoàn thành kế hoạch trong một thời gian dài và cố định, tiết kiệm sẽ hơn là đầu tư. Nếu bạn linh hoạt về thời gian và kết thúc mục tiêu sớm nhất có thể, đầu tư là lựa chọn nên được xem xét. Bởi mọi người có thể nhận được lợi nhuận cao hơn khi đầu tư nhưng rủi ro lại lớn hơn rất nhiều.
Bước 3: Trả nợ sớm nhất có thể
Nếu nợ thẻ tín dụng, tiền mua xe… các bạn trẻ nên trả nợ sớm. Điều này sẽ dễ dàng thực hiện khi bạn lên kế hoạch cụ thể trong sinh hoạt hằng ngày, tránh trường hợp chi tiêu quá đà khiến quá trình trả nợ kéo dài, khoản lãi suất hàng tháng trở thành gánh nặng.
Bước 4: Xây dựng tài khoản hưu trí
Giới trẻ thường nghĩ rằng mình còn quá nhiều thời gian và chẳng cần nghĩ tới việc về hưu sớm như vậy. Tuy nhiên, nếu muốn cuộc sống khi về già an nhàn hoặc “nghỉ hưu non”, các bạn trẻ thực sự cần lên kế hoạch càng sớm càng tốt. Bạn cần tính toán kỹ càng để có một số tiền sinh hoạt giúp cuộc sống khi về hưu thảnh thơi, an nhàn.