Nếu là một tín đồ của truyện tranh Nhật Bản, bạn sẽ không thể không biết đến ngày lễ Tanabana (七夕祭り). Đây là ngày lễ được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch mỗi năm tại Nhật Bản và còn có tên gọi khác là Lễ thất tịch hay lễ ngắm sao.
1. Nguồn gốc của ngày lễ Tanabana (七夕祭り)
Tương truyền, Ngọc Hoàng có một người con gái dệt lụa rất giỏi, tên là Tanabanta-tsume. Người con gái này đã đem lòng yêu mến anh chàng chăn bò tên Hikoboshi. Thấy con gái mình có tình cảm sâu đậm với anh chàng chăn bò nên Ngọc Hoàng đã quyết định gả con gái cho anh chàng chăn bò. Sau khi cưới, tình cảm của hai vợ chồng càng ngày càng sâu đậm. Nhưng cả ngày, hai người chỉ biết chơi mà không màng đến công việc, nàng không dệt vải, chàng không chăn bò mà để đàn bò đi lạc lên trời. Các vị thần đã nổi giận và phạt hai người, quyết định đưa cả hao về bờ sông Ngân Hà.
Mỗi năm chỉ được phép gặp nhau 1 lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào ngày này, đàn chim ô thước sinh sống ở hai bên bờ sông sẽ lấy thân mình bắc cầu cho 2 người gặp mặt. Tuy nhiên, nếu trời mưa thì đàn chim sẽ không thể bắc cầu, hai người cũng không thể gặp mặt nhau.
2. Thời gian tổ chức lễ Thất tịch tại Nhật Bản
Lễ lội Thất tịch thường diễn ra vào tối ngày mùng 6/7 và kết thúc vào ngày 7/7 mỗi năm. Điểm đặc trưng của của ngày lễ này là người Nhật sẽ cắm những câu trúc nhỏ ở khắp mọi nơi, từ trong sân, trường học hay các combini, công ty.
3. Lễ thất tịch người Nhật thường làm gì?
Trong ngày lễ Thất tịch, mọi người sẽ viết các điều ước của mình lên mảnh giấy ngũ sắc nhìn chữ Nhật và gắn lên cây. Có khi kèm theo cả vật trang trí. Màu sắc chủ đạo để trang trí lên cây trúc là màu sắc trong ngũ hàng, xanh lục – hồng – vàng – trắng – đen. Đây cũng là một phong tục phổ biến ở cả Trung Quốc.
Sau khi lễ hội kết thúc, người ta sẽ đem những cây trúc và đồ trang trí đi thả trôi sông hoặc đem đốt. Cũng trong ngày này, các đôi lứa sẽ cùng nhau đến đền thờ của Thần đạo Shinto (神社) cùng nhau cầu nguyện để bên nhau trọn đời. Còn những người độc thân sẽ cầu tình duyên, có người bạn đời xứng đôi vừa lứa.
4. Những món ăn đặc biệt trong ngày lễ Thất tịch
Trong ngày lễ này, người Nhật Bản sẽ thường ăn mì soumen lạnh sợi nhỏ. Mọi người cho rằng, những sợi mì somen này giống với những sợi tơ mà công chua dệt trong những ngày tháng chờ chồng. Các thành phố lớn ở Nhật Bản như thành phố Sendai tỉnh Miyaki, Tp Hiratsuka tỉnh Kanagawa, Tp Anjou tỉnh Aichi sẽ tổ chức lễ hội này với quy mô rất lớn. Họ sử dụng khoảng 1.5000 cây trúc để trang trí cho người dân đến tham quan và ghi điều ước. Và mọi người thường truyền tai nhau rằng, có lẽ các thành phố này thường xuyên xảy ra thiên tai và bị tàn phá nên người dân ở những tỉnh thành này muốn quên đi các nỗi buồn trong ngày lễ hội.