Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên phong về điện tử, công nghệ trên thế giới. Vì vậy nhu cầu về lao động trong ngành nghề này rất cao. Những công ty Nhật Bản luôn tìm kiếm lao động có chuyên môn, kinh nghiệm để tham gia vào quá trình sản xuất, lắp ráp các thiết bị máy móc điện tử. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về đơn hàng lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
1. Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử là gì?
Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử là quá trình lắp ráp các linh kiện điện tử như tụ điện, bóng đèn led, mạch tích hợp IC, cuộn cảm và nhiều linh kiện khác để tạo thành một thiết bị điện tử hoàn chỉnh. Quá trình này được thực hiện bởi các công cụ, vật liệu như keo dán, hàn, mạch in và cáp kết nối.
Việc lắp ráp thiết vị và máy móc điện tử có thể thực hiện bởi kỹ thuật viên điện tử, kỹ sư thiết kế mạch hay những người lao động có chuyên môn. Quá trình lắp ráp này đòi hỏi người làm phải có kiến thức về linh kiện điện tử, kỹ năng sử dụng thành thạo công cụ và các thiết bị lắp ráp. Đồng thời, người thực hiện còn cần phải có kiến thức về tiêu chuẩn an toàn, quy trình kiểm tra để bảo đảm được chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường.
2. Quy trình làm việc của Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử tại Nhật Bản
Khi thực hiện công việc của đơn hàng Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử tại Nhật Bản, người lao động sẽ thực hiện những công việc liên quan tới quá trình sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng của thành phẩm. Cụ thể, công việc gồm các bước sau:
– Chuẩn bị linh kiện, vật liệu: Trước khi bắt tay vào làm việc, người lao động phải chuẩn bị sẵn sàng linh kiện, vật liệu cần sử dụng theo kế hoạch sản xuất.
– Lắp ráp linh kiện điện tử: Người lao động thực hiện lắp ráp linh kiện lên mạch in hoặc lên các sản phẩm điện tử theo đúng bản vẽ kỹ thuận và quy trình có sẵn.
– Kiểm tra chất lượng của sản phẩm: Sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp, thành phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng bởi các bước kiểm tra theo yêu cầu và bằng các thiết bị đo để bảo đảm sản phẩm khi đưa ra thị trường phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và độ an toàn khi sử dụng.
– Gia công sản phẩm: Nếu sản phẩm chưa đạt yêu cầu hoặc cần lắp ráp thêm các linh kiện khác thì sẽ được gia công thêm để hoàn thiện đạt yêu cầu kỹ thuật.
– Lắp ráp: Sau khi hoàn thiện những bước trên, sản phẩm sẽ được lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh và được kiểm tra lại nghiêm ngặt để đảm bảo nó hoạt động ổn định. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đề ra.
– Đóng gói và vận chuyển sản phẩm: Sau khi kiểm tra đã không còn lỗi gì, sản phẩm sẽ được đóng gói và vận chuyện tới địa điểm cần thiết để gia công hoặc sử dụng.
Trong quá trình thực hiện công việc lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử, người lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động, chất lượng và môi trường đã được quy định bởi Chính phủ và những tổ chức liên quan. Đồng thời, người lao động cần phải tuân thủ thực hiện đúng quy trình làm việc, thực hiện những bước kiểm tra chất lượng để sản phẩm hoàn thiện, đáp ứng đúng và đủ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn.
3. Ưu điểm và nhược điểm của đơn hàng Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử
Khi tham gia đơn hàng lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử tại Nhật Bản, người lao động sẽ gặp những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
– Thu nhập tốt: Khi tham gia đơn hàng này, người lao động có cơ hội kiếm được thu nhập tốt, từ 30 – 45tr Vnđ/ tháng
– Học hỏi về kỹ năng, tay nghề: Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử là ngành nghề rất phát triển tại Nhật Bản. Vì thế, khi tham gia đơn hàng này, người lao động được nâng cao tay nghề, kỹ năng với công riệc lắp ráp linh kiện điện tử và kiểm tra chất lượng
– Môi trường làm việc: Tại các nhà máy, xưởng sản xuất của Nhật Bản luôn đề cao về an toàn lao động và môi trường làm việc phải sạch sẽ, đảm bảo. Vì thế, người lao động sẽ được làm việc ở trong môi trường đạt chuẩn chất lượng và tôn trọng lẫn nhau
– Nâng cao năng lực ngoại ngữ: Khi làm việc tại một đất nước mới sẽ giúp người lao động cải thiện được năng lực tiếng Nhật, tạo cơ hội tìm kiếm một công việc tốt với mức thu nhập cao khi về nước.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì đơn hàng lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử còn một số nhược điểm như sau:
– Áp lực công việc cao: Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử đòi hỏi người lao động phải có sự tỉ mỉ, tập trung cao độ và chính xác. Đôi khi, người lao động cũng gặp một số áp lực công việc cao khi hoàn thiện theo tiến độ sản xuất
– Quy trình nghiêm ngặt: Các quy định về an toàn, chất lượng, môi trường của Nhật Bản được quản lý và thực hiện nghiêm ngặt. Điều này đòi hỏi người lao động cần phải tuân thủ thật chặt chẽ, có thể gây khó khăn trong khi làm việc
– Không gian làm việc hạn chế: Thông thường, các nhà máy sản xuất sẽ có không gian làm việc khép kín. Điều này có thể gây cho người lao động sự bí bách khi thực hiện lắp ráp các phần linh kiện nhỏ.
4. Yêu cầu tuyển dụng của đơn hàng Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử
Yêu cầu tuyển dụng của đơn hàng này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nhà máy, công việc cụ thể. Tuy nhiên, những yêu cầu chung thường có:
– Từ 18 tuổi trở lên
– Đã tốt nghiệp THPT
– Đã có kinh nghiệm trong ngành điện tử, lắp ráp thiết bị
– Có khả năng đọc hiểu về bản vẽ kỹ thuật là một lợi thế
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí, máy móc
– Sức khỏe tốt và không mắc các bệnh về tim mạch, thị lực, huyết áp, xương khớp,…
– Có khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao trong nhóm hoặc khả năng làm việc độc lập
– Có tinh thần trách nhiệm cao và tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc
– Có đức tính trung thực, nghiêm túc trong công việc
…
Trên đây, Vinanippon đã chia sẻ với bạn toàn bộ thông tin về công việc lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử khi đi XKLĐ Nhật Bản. Nếu bạn đang có dự định đến Nhật Bản làm việc, hãy liên hệ ngay với Vinanippon để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé! Chúc các bạn thành công!
Xem thêm thông tin công việc Ép kim loại và cơ hội việc làm tại đây!