Phân tích câu tiếng Nhật nên tiến hành như thế nào? Chúng ta cần lần lượt làm rõ những vấn đề như: đặc điểm câu tiếng Nhật, các loại câu, thành phần câu, trợ từ tham gia thành phần câu; tiếp đến là tìm ra cách phân tích câu tiếng Nhật một cách hợp lý, dễ hiểu và dễ nhớ.
Câu tiếng Nhật
Đặc điểm
- Vị ngữ là danh từ, tính từ hay động từ bao giờ cũng đi ở cuối câu. – Câu tiếng Nhật thường hay lược chủ ngữ nhất là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai trong.văn nói.
- Dùng nhiều trợ từ tham gia thành phần câu : trợ từ xác định chủ ngữ, trợ từ xác định bổ ngữ, trợ từ xác định tân ngữ v.v…
- Trong văn viết hay dùng hình thức ukemi để diễn tả câu mang tính khách quan.
Ba loại câu
a) Câu vị ngữ danh từ (gọi tắt là câu danh từ)
Thí dụ: わたしは貿易大学の日本語学部の学生です。
Tôi là sinh viên Khoa tiếng Nhật Trường đại học Ngoại thương.
b) Câu vị ngữ tính từ (gọi tắt là câu tính từ)
Thí dụ:: きのうのテストはわたしにはとても難しかったです。
Bài kiểm tra hôm qua rất khó đối với tôi.
(1) 東京は交通がとて便利です。
Giao thông ở Tôkyô rất tiện lợi.(2)
Câu (1) là tính từ đuôi i hay còn gọi là tính từ 1
Câu (2) là tính từ đuôi na hay còn gọi là tính từ 2.
c) Câu vị ngữ động từ (gọi tắt là câu động từ)
Thí dụ:: 関先生は前に貿易大学で日本語を教えていました。
Trước đây thày Seki đã dạy tiếng Nhật ở Trường Đại học Ngoại thương.
Thành phần câu
Chủ ngữ – vị ngữ – bổ ngữ – định ngữ
a) Chủ ngữ luôn đi với trợ từ “ga” hoặc “wa”, “mo”
Thí dụ:: あの人が山本さんです。山本さんも日本人です。
Vị ấy là ông Yamamoto. Ông Yamamoto cũng là người Nhật.
b) Vị ngữ thường đi với trợ từ “no”+ trợ động từ “desu”
Để biểu thị khẳng định hoặc đi với trợ từ “kara”(hoặc danh từ hình thức “tame” “wake”) + “desu” để chỉ nguyên nhân, lý do v.v…
Thí dụ: だから、夕焼けは、西の方の空が、かなり広い範囲にわたって、よく晴れている証拠なのである。
Chủ ngữ (danh từ đi với trợ từ “wa”) vị ngữ (danh từ đi với “no dearu” phải thêm “na” trước “no”). Vì vậy, ráng chiều là căn cứ chứng tỏ bầu trời phía tây hửng nắng trên một diện tương đối rộng.
これは、退屈な話を聞いていると、ひげが伸びるという伝説があるためである。
Chủ ngữ và vị ngữ của câu này là câu nói rõ lý do, nguyên nhân: Đó là vì có truyền thuyết kể lại rằng… Bởi vì có truyền thuyết kể lại rằng khi nghe câu chuyện chán ngán thì người nghe râu ria mọc ra tua tủa.
c) Bổ ngữ luôn đi với trợ từ “ni”, “de”, “te”, “to”, “wo”, “kara”, “node”v.v…
Thí dụ: このほかにも、身体の部分を表す言葉 を含む言い方には、「耳を傾ける」「胸を張る」など、心の動きや状態を表すものが 少なくない。
Ngoài ra trong cách nói bao gồm những từ thể hiện các bộ phận cơ thể có khá nhiều những từ thể hiện trạng thái hoạt động của tình cảm như “nghiêng tai” (lắng nghe), “ưỡn ngực” (kiêu hãnh) v.v…
Trong một câu có thể có hai chủ ngữ gọi là đồng chủ ngữ, khi đó hai chủ ngữ thường nối với nhau bằng trợ từ “to” rồi đi với trợ từ “ga (wa, mo)”, hoặc dùng trợ từ “mo” hai lần thay cho trợ từ “to” và “ga”. Còn bổ ngữ thì có thể có nhiều, trừ chủ ngữ và vị ngữ ra còn lại là bổ ngữ và thành phần phụ đi trước danh từ thường được gọi là định ngữ.
Thí dụ: 山下さんも 田中さんも、英語はあまり得意じゃないでしょう
Cách phân tích câu tiếng Nhật
1. Tìm vị ngữ.
Vị ngữ của câu tiếng Nhật bao giờ cũng ở cuối câu cho nên việc tìm vị ngữ rất dễ dàng. Vị ngữ luôn ở ba loại câu vị ngữ danh từ, vị ngữ tính từ và vị ngữ động từ. Vị ngữ của câu phức có thể có hai, ba vị ngữ trở lên. Khi đó vị ngữ sau cùng vẫn ở cuối câu, các vị ngữ của mỗi phân câu xuất hiện theo thứ tự ở cuối các phân câu có dấu ngắt câu.
2. Tìm chủ ngữ.
Từ vị ngữ ta có thể tìm ra chủ ngữ. Thí dụ vị ngữ danh từ “…là giáo viên” thì chủ ngữ sẽ tìm ra là “ai là giáo viên”, vị ngữ tính từ “…rất khó” thì chủ ngữ sẽ là “vấn đề gì rất khó”, vị ngữ động từ “….phát triển” thì chủ ngữ sẽ là “vấn đề gì phát triển”v.v…Chủ ngữ thường xuất hiện xuất ở phần đầu câu hoặc gần cuối câu trước vị ngữ chính nhưng phải kết hợp với trợ từ GA (hoặc WA, MO) hoặc lược bớt GA khi đã có trợ từ NADO hoặc không xuất hiện trong câu có nghĩa là chủ ngữ ẩn.
Cách dịch chuyển từ tiếng Nhật sang tiếng Việt
Quy tắc cơ bản :
a) Trình tự dịch từ chủ ngữ — vị ngữ — bổ ngữ. Nếu bổ ngữ dài thường nói về thời gian, không gian, mục đích thì trình tự có thể dịch từ bổ ngữ — chủ ngữ — vị ngữ.
b) Các định ngữ của thành phần nào thì dịch ngay sau thành phần ấy. Cụ thể là chủ ngữ – định ngữ của chủ ngữ — vị ngữ – định ngữ của vị ngữ — bổ ngữ – định ngữ của bổ ngữ.
Chúc các bạn học tập tốt nhé!