Giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng của người Nhật Bản

Vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng là vấn đề được người Nhật quan tâm và đặt lên hàng đầu trong quá trình làm việc. Bởi vì chỉ cần xảy ra một sai sót nhỏ thôi, người lao động sẽ gặp các tổn thương về cơ thể và doanh nghiệp sẽ gặp tổn thất về hiệu suất công việc.

1. Tại sao xảy ra tai nạn lao động?

Tai nạn lao động xảy ra do trạng thái không an toàn của các máy móc, thiết bị hoặc nơi làm việc. Hay do những hành động không an toàn của nhân viên thao tác. Phần lớn, tai nạn lao động xảy ra ở trong cả 2 yếu tố trên. Ví dụ:

– Có dây ống dẫn khí để ở lối đi: Đây là trạng thái không an toàn

– Nhân viên thao tác chạy: Đây là hành động không an toàn

=> Dẫn đến: Ngã, chấn thương

Để phòng tránh tai nạn lao động, người lao động cần Loại bỏ trạng thái nơi làm việc không an toàn, hành động không an toàn ra khỏi nơi làm việc. Đây là điều tiên quyết để phòng tránh tai nanjn lao động. Để làm được điều này, các bạn phải tuân thủ luật lệ, quy định,… phải luôn giữ trạng thái an toàn khi làm việc.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

2. Tại sao lại bị bệnh?

Để đảm bảo tinh thần và trách nhiệm với công việc, người lao động phải luôn giữ một cơ thể khỏe mạnh. Trong các nguyên nhân bị bệnh, có những trường hợp bị bệnh trong quá trình sinh hoạt như thiếu ăn, thiếu ngủ, ăn uống vô tội vạ và stress,… Để không làm ảnh hưởng đến công việc, hãy sinh hoạt với chế độ ăn nghỉ điêu độ, dinh dưỡng. Mặc khác, vào ngày nghỉ hãy giữ cơ thể và tinh thần khỏe mạnh bằng việc tập luyện thể dục thể thao.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Bên cạnh đó, hãy tự mình bảo vệ sức khỏe. Để không phá hoại sức khỏe do công việc, tại nơi làm việc có tiếp xúc với các chất độc hại hay phát sinh khí, bụi, có nhiều đối sách như lắp đặt trang thiết bị hút khí cục bộ, sử dụng đồ bảo hộ,…

Tuy nhiên, nếu nhân viên thao tác không sử dụng dụng cụ bảo hộ được chuẩn bị, thao tác theo cách mà trang thiết bị hút khí cục bộ không hoạt động đúng cách, thì việc bảo vệ sức khỏe là không thể. Hãy luôn luôn ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân tại nơi làm việc.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản
Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

3. Hãy tuân thủ thứ tự công việc

Bước đầu tiên trong công việc là phải thực hiện thao tác đúng cách

Mỗi thao tác có một cách thực hiện riêng đã được quy định, và nhiều trường hợp đã được tổng kết lại thành giấy thứ tự thao tác. Giấy thứ tự thao tác là kinh nghiệm của những người đi trước đúc kết lại. Vì thế được tạo thành có hiệu suất thao tác tốt để thực hiện an toàn. Vì nhiều trường hợp xảy ra tai nạn lao động do không tuân thủ thứ tự thao tác.

Người lao động không được tự ý thay đổi theo cách của bản thân.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Hãy nắm rõ các thứ tự thao tác

Nếu không tiến hàn thao tác theo đúng thứ tự, sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến cơ thể như mỏi vai, cổ, đau thắt lưng, mệt mỏi,…

Để không bị chấn thương, làm việc khỏe mạnh, hãy nắm rõ các cách thực hiện.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

4. Trang bị an toàn, thiết bị phòng hộ

Không được làm cho trang thiết bị an toàn trở nên vô hiệu

Trong máy dập hay máy móc thiết bị xoay, trang bị an toàn được gắn vào để phòng tránh các tai nạn lao động. Mặc khác, với thao tác nguy hiểm, độc hại, có các loại thiết bị phòng hộ được thiết lập để bảo vệ sức khỏe của nhân viên thao tác và hoàn cảnh môi trường toàn thể nơi làm việc.

Không được làm cho trang bị an toàn, thiết bị phòng hộ trở nên vô hiệu với lý do để làm việc dễ dàng hơn.

– Tự ý tháo bỏ thiết bị phòng hộ như tấm chắn,… thay đổi vị trí

– Trường hợp tháo bỏ trang bị an toàn để sửa chữa hay do khẩn cấp, phải gắn lại đúng vị trí ngay sau khi đã làm xong.

– Không mở rồi để nguyên cửa đóng mở, tấm chắn của những thiết bị được đóng kín để không phát tán khí độc, hơi nước bốc hơi, bụi,…

– Không tự ý thay đổi hình dạng, vị trí cửa hst khí của thiết bị hút khí cục bộ.

– Không đặt, để đồ vật xung quanh cửa hút khí của trang bị thay đổi không khí toàn thể.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Xác nhận hiệu quả bằng cách kiểm tra

Tiến hành kiểm tra trước khi làm việc hay kiểm tra định kỳ trang bị an toàn, thiết bị phòng hộ, kiểm tra xem có hoạt động bình thường hay không. Nếu phát hiện hỏng hóc, phải liên lạc với cấp trên.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

5. Sử dụng, tiếp xúc vật nguy hiểm, vật độc hại

Những vật có tính dễ nổ, dễ tạo ra lửa, dễ cháy thì, chỉ cần nhầm lẫn 1 chút trong cách sử dụng, tiếp xúc thì sẽ thành tai nạn lớn.

Ví dụ, đưa nguồn lửa lại gần những thùng phi rộng đã chứa dầu các loại, sử dụng nguồn lửa trong phòng vừa sơn xong, thì có nguy cơ gây ra nổ.Mặt khác, những vật độc hại như dung môi hữu cơ thì vì có nhiều vật không nhìn thấy được bằng mắt thường, nên dễ dẫn đến tình trạng sử dụng, tiếp xúc mà không chú ý, nếu tiếp xúc liên tục trong thời gian dài thì sẽ có biểu hiện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cần thiết phải có đầy đủ tri thức về vật sử dụng, tiếp xúc và tâm thái tỉ mỉ, cẩn thận.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Chú ý khi sử dụng, tiếp xúc vật nguy hiểm, vật độc hại

①Bắt buộc tiến hành thao tác bằng phương pháp được quy định.

②Bắt buộc sử dụng dụng cụ bảo hộ tương ứng với thao tác.

③Không để vật nguy hiểm, vật độc hại đổ ra sàn, không tiếp xúc trực tiếp bằng tay.

④Sau khi sử dụng, tiếp xúc vật độc hại, bắt buộc rửa tay.

⑤Hiểu rõ tính chất của chất độc hại sử dụng, tiếp xúc thông qua nhãn biểu thị dán trên đồ đựng hay SDS (bảng dữ liệu an toàn)*SDS (bảng dự liệu an toàn): là văn bản ghi rõ thông tin cần thiết về tính độc hại,…và phải thông báo khi chuyển vật độc hại cho công ty khác.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

6. Sử dụng đúng cách đồ bảo hộ thích hợp

Việc sử dụng đồ bảo hộ là lớp phòng hộ cuối cùng

Dù có đối sách an toàn tại máy móc, thiết bị, làm cho môi trường thao tác trở nên không gây hại cho sức khỏe, nhưng trong thao tác có sử dụng, tiếp xúc vật độc hại, nguy hiểm thì, có khi phải bảo vệ chính bản thân mình bằng cách sử dụng đồ bảo hộ.

Sử dụng đúng cách đồ bảo hộ thích hợp

Trong các loại đồ bảo hộ thì có nhiều chủng loại bảo hộ từng bộ phận cơ thể, nên hãy sử dụng đúng đồ bảo hộ phù hợp với thao tác.

Đồ bảo hộ thì, nếu cách sử dụng không đúng, sẽ không có tác dụng bảo hộ của đồ bảo hộ. Hãy sử dụng đúng phương pháp:

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

+ Phương pháp sử dụng đúng cách từng loại đồ bảo hộ:

– Giầy bảo hộ: ngón tay trỏ có cho lọt ở vị trí gót chân hay không.

– Mũ bảo hộ: đội sâu, thẳng đứng, thắt dây quai hàm.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

– Bịt tai: kéo dây từ phía trên đằng sau, nhét bịt tai vào phần trên của tai.

– Đai an toàn: khóa vào đai chính ở thắt lưng, móc móc vào vị trí cao hơn thắt lưng.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

– Khẩu trang phòng độc, khẩu trang phòng bụi: ấn nhẹ vào cửa hút khí, kiểm tra xem có bị thoát khí không.

7. 4S là cơ bản của vệ sinh an toàn

4S là tên của hoạt động an toàn vệ sinh, được lấy từ 4 chữ cái đầu S trong các từ Seiri (sàng lọc), Seiton (sắp xếp), Seiso (vệ sinh), Seiketsu (sạch sẽ). Những tai nạn do đã không thực hiện Seiri, Seiton đến nơi đến chốn như bị ngã do vấp phải vật liệu để trên đường đi, bị chấn thương do đồ đạc đổ xuống do cách xếp chồng đồ đạc chưa tốt, vẫn đang xảy ra.

Seiri (sàng lọc): loại bỏ những đồ vật không cần thiết

Seiton (sắp xếp): để đồ vật đúng nơi quy định để dễ sử dụng

Seiso (vệ sinh): loại bỏ vết bẩn, rác ở máy móc, thiết bị, nơi làm việc

Seiketsu (sạch sẽ): giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không để tạo ra vết bẩn, rác

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Duy trì hoạt động 4S

①Thực hiện 1 công việc – 1 lần dọn dẹp. (sau khi kết thúc 1 công việc, dọn dẹp công cụ,…trước khi làm việc khác).

②Để thùng rác, nơi đặt vật không cần thiết ở nơi phù hợp.

③Thực hiện vệ sinh máy móc, trang thiết bị định kỳ, không để dò nước, rỉ dầu xảy ra.

④Thực hiện đặt để, xếp chồng an toàn, đúng cách.

⑤Đặt, để đồ vật đúng nơi quy định. Quy định, biểu thị rõ vị trí đặt đồ vật,…làm cho chỉ cần liếc nhìn là có thể hiểu được việc đã được sắp xếp.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

8. Tuân thủ quy tắc về đường đi, di chuyển

Trong khu vực xưởng thì, các loại xe như xe nâng vận chuyển chế phẩm, vật liệu di chuyển thường xuyên, nhân viên thao tác cũng thường xuyên trong tình trạng bận rộn đứng thao tác. Hãy tuân thủ quy tắc về đường đi, di chuyển trong khu vực xưởng được quy định như trên đường xá bên ngoài.

Mặt khác, hãy luôn luôn thực hiện Seiri (sàng lọc), Seiton (sắp xếp), không để vật liệu, đồ vật chèn lên vị trí ở đường đi.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Những điểm cần chú ý khi di chuyển trong khu vực xưởng

①Nguyên tắc là người đi bên phải, xe đi bên trái đường.

②Bắt buộc đi trên đường di chuyển đã quy định. Không được rẽ tắt, đi xuyên qua vị trí ngoài quy định.

③Không vừa xỏ tay vào túi vừa đi bộ.

④Vừa chú ý bước chân, xung quanh vừa đi bộ, không được chạy.

⑤Khi đi cắt ngang qua đường, phải dừng lại, xác nhận trái phải, rồi mới được đi tiếp.

⑥Nhường đường cho người đang mang vác đồ vật hay xe chở đồ.

⑦Tại cửa ra vào hay góc cua, hành động thận trọng.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

9. Cách di chuyển đồ vật

Việc mang, vác, di chuyển đồ vật trông có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, nếu không chú ý một cách đầy đủ, sẽ có thể dẫn đến tai nạn lao động như gây đau thắt lưng, chấn thương do đồ vật rơi đè xuống, nên hãy học phương pháp di chuyển đồ vật đúng.

①Khi nhấc vật nặng lên: Hạ trọng tâm xuống, đặt trọng tâm cơ thể vào chân, lại gần vật, thẳng lưng, duỗi thẳng chân ra nhấc vật lên.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

②Ôm, di chuyển vật: Chia đồ vật cần mang thành kích thước nhỏ, di chuyển sao cho có thể nhìn rõ hoàn cảnh phía trước.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

③Vác di chuyển vật: Do khó nhìn phía trước, cơ thể không tự do cong xuống được, nên xác nhận trước xem có chướng ngại vật trên đường di chuyển hay trên đỉnh đầu hay không.

④Di chuyển đồ vật dài: Vác sao cho đầu phía trước vật cao hơn tầm mắt 1 chút, chú ý không va đụng khi cua trái, phải, quay đầu.

⑤Cùng người khác di chuyển độ vật: Những người cùng tham gia không quá khác nhau về thể lực hay chiều  cao. Quyết định sẵn 1 người chỉ huy, mọi người làm việc theo chỉ thị, tiếng nhắc nhở của người chỉ huy.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

10. Hãy sử dụng công cụ cầm tay an toàn

Những dụng cụ như búa, cờ lê, tua vít gọi là công cụ cầm tay. Do không có huấn luyện đặc biệt để sử dụng công cụ cầm tay, nên dễ dẫn đến tình trạng không có ý thức về phương pháp sử dụng. Tuy nhiên, thực tế thì có nhiều tai nạn lao động từ nhẹ đến rất nặng xảy ra khi thao tác với công cụ cầm tay. Hãy ghi nhớ cách sử dụng chính xác của công cụ cầm tay.

①Trước khi sử dụng, kiểm tra xem công cụ có bình thường không (ví dụ, đầu búa có bị lỏng không, có xước vỡ trên búa không,…). Nếu công cụ không bình thường, sữa chữa, hoặc không dùng nữa.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

②Không sử dụng công cụ ngoài mục đích quy định. (Ví dụ, không dùng cờ lê thay búa)

③Trước khi sử dụng công cụ cầm tay, dọn dẹp những đồ không cần thiết xung quanh nơi thao tác.

④Ghi nhớ cách sử dụng đúng. (Ví dụ, không đeo găng tay khi dùng búa, sử dụng kính bảo hộ khi sử dụng cái chạm,…)

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

⑤Sau khi sử dụng công cụ cầm tay, xác nhận chủng loại, số lượng, lau sạch dầu, xác nhận công cụ bình thường, đặt để công cụ về đúng vị trí quy định.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

11. Huấn luyện dự đoán nguy hiểm (KYT)

Việc duy trì liên tục tập trung suốt quá trình làm việc là việc khó. Ai cũng có lúc thả lỏng, nhìn nhầm, nghe nhầm. Vì những việc đó có thể sẽ dẫn đến tai nạn lao động nghiêm trọng, nên việc “huấn luyện dự đoán nguy hiểm” để giảm thiểu đến mức tối đa số lỗi ra đời.

“Huấn luyện dự đoán nguy hiểm” là huấn luyện về cơ bản được tổ chức theo nhóm 5, 6 người cùng xem tranh, cùng thảo luận, suy nghĩ, cùng nhau chú ý.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Cách tiến hành huấn luyện dự đoán nguy hiểm

Bước 1: Tưởng tượng lại xem có những điều nguy hiểm gì. Tự do phát biểu thật nhiều.

Bước 2: Chọn lựa những điều nguy hiểm gì cần đối sách khẩn cấp.

Bước 3: Đưa ra thật nhiều đối sách cho điều nguy hiểm.

Bước 4: Quyết định mục tiêu hành động của nhóm từ trong những đối sách. Chỉ rõ mục trọng điểm.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Dự đoán nguy hiểm trước khi thao tác

Tại buổi họp buổi sáng hay trước khi bắt đầu thao tác, tập trung theo nhóm tại hiện trường, thực hiện KY (dự báo nguy hiểm) 3~5 phút rồi mới bắt đầu thao tác.

12. Khi tai nạn xảy ra

Tại nơi làm việc, nếu vạn nhất tai nạn đã xảy ra, hành động như thế nào thì tốt.

Khi đó, nếu không xử lý thích hợp, có thể làm sự việc càng xấu hơn.

– Muốn cứu người ngã, ngất trong hố, tự mình vào trong hố, trúng độc.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

– Muốn giúp người bị điện giật, chạm vào, bị điện giật.

– Bị kim, gai đâm vào ngón tay, để nguyên, ngón tay bị sưng phồng.

Hãy ghi nhớ quy tắc xử lý

Trường hợp bản thân bị chấn thương, tạo ra rắc rối, tai nạn, hãy xử lý một cách bình tĩnh như dưới đây.

①Hít vào thở ra, làm mình bình tĩnh trở lại.

②Nhanh chóng báo cáo đúng sự thật đến sempai, cấp trên, tuân theo chỉ thị.

③Dù vết thương, tai nạn nhỏ đến đâu, cũng báo cáo, không che giấu.

④Với trường hợp máy hỏng, rắc rối, tai nạn máy móc, dừng máy, đi gọi người quản lý, chờ đến khi người quản lý đến nơi.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

13. Mặc trang phục phù hợp

Trang phục khi thao tác thì, việc suy nghĩ ưu tiên số 1 cho việc dễ dàng làm việc, an toàn, hơn việc chọn trang phục đẹp, là điều quan trọng.

Quần, áo rộng có thể sẽ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng như bị kéo vào, quấn vào máy móc.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Vào lúc gặp mặt trước khi thao tác, hãy đứng đối diện nhau, giúp nhau kiểm tra từ đầu tới chân xem trang phục có thích hợp để làm việc an toàn không.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Kiểm tra trang phục trước khi thao tác

①Mặc đồ vừa vặn với cơ thể chưa

②Cài chặt cúc áo, quần chưa

③Có bị tuột chỉ, vết rách trên trang phục không

④Có giặt, làm sạch vết dầu, vết bẩn hay chưa

⑤Có mặc trang phục quy định hay không (dù có nóng đi nữa)

⑥Trong túi có dao, tua vít hay đồ dễ gây chay hay không

⑦Có đi đúng giầy chỉ định hay không (đi giầy bảo hộ, giầy tĩnh điện, giầy dùng cho thao tác trên cao,…phù hợp với thao tác)

⑧Tóc đã bị mũ lao động,… che chưa

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

14. Mệt mỏi và nghỉ ngơi

Mệt mỏi như thế nào

Hãy nỗ lực giải tỏa mệt mỏi trong ngày.

Khi mệt, không phải cứ nghỉ ngơi là có thể hồi phục từ sự mệt mỏi đó. Vì sự mệt mỏi do làm việc sử dụng cơ thể và sự mệt mỏi do ngồi thời gian dài, làm việc bằng trí óc, thần kinh, có bản chất khác nhau.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Hãy nghỉ ngơi phù hợp với loại mệt mỏi

Hãy nghỉ ngơi phù hợp với loại mệt mỏi sau khi về nhà, trong ngày nghỉ.

Với mệt mỏi do làm việc sử dụng cơ thể, cùng với việc để cho cơ thể nghỉ ngơi, hãy nghe nhạc, đọc sách,…một cách thoải mái.

Với mệt mỏi do làm việc sử dụng trí óc, hãy thả lỏng, đi bộ,…vận động cơ thể thích hợp sẽ giúp hồi phục từ sự mệt mỏi.

Mặt khác, việc thay đổi cảm xúc cũng là việc quan trọng. Nói chuyện với bạn bè, gia đình, cảm nhận tự nhiên, thoải mái với sở thích, những việc này hữu hiệu trong việc hồi phục từ sự mệt mỏi.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

15. Sức khỏe tâm thần

Gần đây, có nhiều người cảm thấy căng thẳng, bất an, lo lắng rất nhiều về công việc, sinh hoạt tại nơi làm việc. Chế độ đảm bảo sức khỏe tâm lý, tinh thần gọi là “Chế độ đảm bảo sức khỏe tâm thần”.

Trong  “chế độ đảm bảo sức khỏe tâm thần” do công ty tổ chức, người quản lý (cấp trên), nhân viên y tế lao động (bác sĩ lao động, nhân viên y tế), chuyên gia ngoài công ty, mỗi người đảm nhiệm trách nhiệm riêng. Hiện đang cần thiết việc “tự chăm sóc” – tự bảo vệ sức khỏe tâm thần của chính mình. Công ty có trách nhiệm thực thi việc kiểm tra stress cho nhân viên. Các bạn hãy tham gia kiểm tra.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Stress và tự chăm sóc

“Tự chăm sóc” bắt đầu từ việc tự chú ý đến stress của bản thân. Nếu stress mạnh, sẽ biểu hiện bằng sự thay đổi tâm lý như cảm thấy nổi nóng, bất an, không ngủ được, sự thay đổi về cơ thể như không muốn ăn, sự thay đổi về hành động như năng suất làm việc giảm xuống. Nếu chú ý đến sự thay đổi đó, hãy thử thực hiện những phương pháp khiến mình cảm thấy thoải mái, vui vẻ.

Mặt khác, hằng ngày, sinh hoạt đúng quy tắc, giao lưu với những người thân thiết, có những sở thích ngoài công việc, hãy tự làm những điều để không cho stress dồn lại.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

16. Tạo ra sức khỏe bằng cách ăn uống

Béo phì do ăn uống không điều độ, hay những bệnh do thói quen sinh hoạt như bệnh tim mạch do sinh hoạt, tiểu đường,…hiện đang trở thành vấn đề nóng. Việc ăn uống giúp đảm bảo sức khỏe, là việc quan trọng giúp có thể làm việc tốt. Hãy tự xem lại thói quen sinh hoạt xem có vấn đề gì không, ví dụ bỏ ăn sáng, luôn ăn ngoài, chỉ ăn vài loại thực phẩm.

Dự phòng bệnh do thói quen sinh hoạt bằng cách ăn uống

①Hãy ăn uống cân bằng dinh dưỡng, như chất sơ, chất mỡ, vitamin, chất khoáng,…

②Trường hợp thường xuyên ăn ngoài, hãy lựa chọn những set xuất ăn có cả món chính là cá, thịt, và món phụ là rau, củ.

③Hãy điều chỉnh lượng năng lượng từ bữa ăn phù hợp với cường độ công việc.

Trong  “chế độ đảm bảo sức khỏe tâm thần” do công ty tổ chức, người quản lý (cấp trên), nhân viên y tế lao động (bác sĩ lao động, nhân viên y tế), chuyên gia ngoài công ty, mỗi người đảm nhiệm trách nhiệm riêng. Hiện đang cần thiết việc “tự chăm sóc” – tự bảo vệ sức khỏe tâm thần của chính mình. Công ty có trách nhiệm thực thi việc kiểm tra stress cho nhân viên. Các bạn hãy tham gia kiểm tra.

Nguồn: Tài liệu cơ bản giáo dục vệ sinh an toàn lao động trong công xưởng Nhật Bản

Lượng năng lượng cần thiết cho mỗi kg trọng lượng cơ thể

Việc nhẹ (chủ yếu việc bàn giấy): 25~30kcal

Việc bình thường (việc phải đứng thao tác nhiều): 30~35kcal

Việc hơi nặng (hầu hết là thao tác khi đứng, đi bộ): 35~40kcal

Việc nặng (di chuyển đồ vật, nông nghiệp,…): 40kcal